Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hôn nhân cận huyết và nỗi ám ảnh suy giảm giống nòi

Thứ sáu, 10:24 09/01/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với quan niệm "Con cái theo họ mẹ nên con cô con cậu suy ra chẳng có họ hàng gì"; "Nước tốt không để chảy vào ruộng người"… nên hôn nhân con cô, con cậu hoặc con chú, con bác được một số dân tộc ở các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên được duy trì. Hủ tục này khiến một số dân tộc thiểu số đứng trước sự suy giảm trầm trọng giống nòi cả về số lượng lẫn chất lượng.

 

Tình trạng tảo hôn của người dân tộc thiểu số vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với chính quyền địa phương. 	Ảnh: Chí Cường
Tình trạng tảo hôn của người dân tộc thiểu số vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với chính quyền địa phương. Ảnh: Chí Cường

 

Nhiều dị tật bẩm sinh

Những "lý lẽ" đó đã khiến nhiều thế hệ con cháu có chung ông, bà kết hôn cận huyết thống. Hệ lụy là một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tình trạng này đang đứng trước sự suy giảm trầm trọng giống nòi cả về số lượng và chất lượng.

Trên thực tế ở nhiều dân tộc thiểu số, phổ biến là hôn nhân giữa con cô - con cậu; con chú - con bác. Ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái.

Theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, tại một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông Xanh (Lào Cai), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hôn thì có khoảng 10 trường hợp là hôn nhân cận huyết thống. Họ đang là những dân tộc ít người có nguy cơ suy giảm số lượng và chất lượng dân số rõ rệt nhất do tình trạng hôn nhân cận huyết gây ra. Người Brâu, Rơ Măm có nhiều dị tật bẩm sinh, lắm bệnh tật, tình trạng sức khỏe kém, tỉ lệ chết cao. Phần lớn trong số họ chưa từng nghe nói đến Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều người lấy nhau không đăng ký kết hôn. Hoặc khi đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, chỉ điền vào tờ khai theo mẫu in sẵn, mỗi người lại mang một họ khác nhau nên chính quyền xã cũng không thể biết họ có quan hệ họ hàng gần gũi.

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá... Con người có khoảng 500.000 – 600.000 gene, các gene lặn tuy chưa gây bệnh, nhưng vẫn tồn tại, được di truyền từ đời này sang đời khác. Hôn nhân cận huyết là cơ hội để các gene lặn bệnh lý này tổ hợp lại và gây bệnh. Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gene lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau, kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Luật pháp nước ta đã quy định tuổi kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Đồng thời luật pháp cũng nghiêm cấm tảo hôn, kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Song trên thực tế, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhỏ dân cư, nhất là ở một số dân tộc thuộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Ngành Dân số vào cuộc

Năm 2012, Tổng cục DS-KHHGĐ đã thực hiện khảo sát tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở 44 xã của 9 huyện thuộc tỉnh Lào Cai và đã phát hiện 224 cặp kết hôn cận huyết, trong đó, có 221 cặp là con bác lấy con dì; con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu... thì là cá biệt. Khảo sát trên cũng cho biết một số kết quả đáng báo động trên thực tiễn: Trong 224 cặp này đã sinh ra 558 trẻ, trong đó có 51 trẻ không bình thường. Từ bẩm sinh chúng đã mắc các bệnh như: Bạch tạng, thiểu năng trí tuệ, liệt, câm, lông mi trắng, mù lòa... và có 8 trẻ đã chết yểu.

Riêng tại tỉnh Hà Giang, tại 11/11 huyện, thành phố với tổng số 476/2.048 thôn của 115/195 xã, phường, thị trấn đang xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tại thị trấn Mèo Vạc  cứ 50 hộ thì có 8 trường hợp kết hôn con cô, con cậu. Tại tỉnh Sơn La, năm 2013 đã có 108 trường hợp tảo hôn tại 95 hộ gia đình, như vậy có những gia đình có tới hai người tảo hôn. Riêng huyện Mộc Châu, dù có giảm so với năm 2012, nhưng năm 2013, toàn huyện vẫn còn có 112 cặp tảo hôn, số cặp kết hôn cận huyết thống là 7 cặp...

Đứng trước thực trạng trên, với mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng dân số, Bộ Y tế đã trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Từ năm 2009, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã triển khai Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 25 tỉnh, 362 xã (tính đến 2013) có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và kết hôn cận huyết thống. Mô hình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thông qua tư vấn và khám sức khoẻ cho vị thành niên, thanh niên, nam, nữ chuẩn bị kết hôn nhằm giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị khuyết tật, dị tật góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi.

 

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là tập tục diễn ra ở vùng sâu, vùng cao, tập trung chủ yếu ở 3 khu vực miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội, những đứa trẻ sinh ra ở cặp vợ chồng có hôn nhân cận huyết thống rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự kết hợp của gen lặn mang bệnh. Các bệnh thường gặp phổ biến như: Hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa, thiếu enzim G6PD, tan máu bẩm sinh (thalassemia), trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong… 

 

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top