Hợp tác Nam - Nam về dân số và phát triển: Chia sẻ thành công và thách thức
GiadinhNet - Việt Nam cần tận dụng được những cơ hội của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng"; ứng phó với vấn đề già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, biến đổi khí hậu tác động đến DS và phát triển.
Những vấn đề đó đã được đặt ra tại Hội thảo quốc gia về hợp tác Nam - Nam do Bộ Y tế và Tổ chức các đối tác Dân số và Phát triển (PPD) tổ chức tại Hà Nội.
Thành công - minh chứng mạnh mẽ của cam kết
Lần đầu tiên Hội thảo quốc gia về hợp tác Nam - Nam được tổ chức tại Việt Nam. Ông Harry S.Jooseery, Giám đốc Điều hành của PPD chia sẻ, ông rất ấn tượng với những thành tựu trong công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.
![]() |
Chương trình DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn. Ảnh: Chí Cường |
Ông S.Jooseery chúc mừng Chính phủ Việt Nam với những thành công trong công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua: Giảm tỷ lệ tăng dân số một cách đáng kể và đưa tổng tỷ suất sinh (TFR) xuống còn 2,03 con. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được những thành tích đầy ấn tượng trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong 2 thập kỷ qua đã giảm từ 233/100.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 ca đẻ sống trong năm 2009. Tương tự, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm từ 44,4%o xuống còn 16%o.
Tại Hội thảo, TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn có cam kết cao đối với việc thực hiện những mục tiêu nêu trong Chương trình Hành động ICPD của PPD được thông qua vào năm 1994 và MDGs.
Ông Bruce Campbell - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công tác DS-KHHGĐ. Theo ông, những kết quả đã đạt được đồng bộ với các chính sách và chương trình, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, nhằm giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em; giải quyết sự mất cân bằng về tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao trình độ học vấn đặc biệt đối với nữ thanh niên và thực hiện các bước tiến rõ ràng nhằm trao quyền cho phụ nữ.
PPD là một tổ chức liên chính phủ được thành lập trong khuôn khổ của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), được tổ chức tại Ai Cập vào năm 1994. Tôn chỉ mục đích của PPD là thúc đẩy và tăng cường hợp tác Nam - Nam giữa các nước thành viên và các nước đang phát triển khác để hỗ trợ thực hiện Chương trình Hành động ICPD. Hiện nay PPD phủ hơn 57% dân số thế giới ở 25 các quốc gia thành viên nằm ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông. Tháng 9/2009, Việt Nam trở thành thành viên thứ 25 của PPD. Ngày 19/7/2010, Ban chỉ đạo đa ngành quốc gia PPD Việt Nam đã được thành lập với sự tham dự của đại diện các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Ngoại giao, các vụ, đơn vị liên quan Bộ Y tế, Hội kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam. Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) là đơn vị chủ trì điều phối các hoạt động của Ban chỉ đạo đa ngành quốc gia PPD Việt Nam. Từ khi trở thành thành viên chính thức của PPD, Việt Nam luôn tham gia đầy đủ các hoạt động của PPD với tinh thần cam kết cao. |
Ông S.Jooseery chỉ ra những thách thức của Việt Nam liên quan đến tử vong mẹ, sức khỏe tình dục và SKSS vị thành niên, tỷ lệ phá thai, tỉ số giới tính khi sinh và sự khác biệt giữa các vùng miền. Theo ông Bruce Campbell, một trong những yếu tố quan trọng ẩn chứa đằng sau sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam là tư tưởng thích con trai và việc lạm dụng sử dụng các kỹ thuật xác định, lựa chọn giới tính thai nhi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tận dụng được những cơ hội của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", chuẩn bị tốt cho vấn đề già hóa dân số và những thách thức của vấn đề di cư.
Một vấn đề khác được các đại biểu rất quan tâm là hiện tượng biến đổi khí hậu tác động đến quá trình phát triển dân số. "Báo cáo giám sát toàn cầu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng, nếu mực nước biển tăng 1m thì Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nhất, hàng triệu người sẽ phải rời bỏ nhà cửa và đất đai. Chúng tôi mong thiên nhiên vẫn tiếp tục bảo vệ Việt Nam", ông S.Jooseery chia sẻ.
Học từ cả thành công và thất bại
TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Việt Nam tham gia vào Tổ chức các đối tác Dân số và Phát triển với kỳ vọng được chia sẻ và đóng góp kinh nghiệm; học tập kinh nghiệm thành công của các nước bạn; đồng thời cũng thấy được những bài học chưa thành công.
Về sự mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện nay, theo TS. Dương Quốc Trọng có thể thấy được những lo ngại từ nước bạn Trung Quốc. Việt Nam đang ở mức mất cân bằng giới tính khi sinh của Trung Quốc cách đây 20 năm và đến nay, tỉ số này ở Trung Quốc đã lên tới 122,8 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. "Việt Nam kiên quyết không để tỉ số giới tính khi sinh tăng như thế" - ông nhấn mạnh, đồng thời cũng đề cập đến bài học chưa thành công của Thái Lan trong việc chưa tận dụng được cơ hội "dân số vàng".
![]() TS Nguyễn Bá Thủy
Thứ trưởng Bộ Y tế
![]() Ông Harry S.Jooseery
Giám đốc Điều hành của PPD
![]() Ông Bruce Campbell
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam |
Hà Thư

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.