Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản mới nhất có gì khác so với trước?

GiadinhNet - Trong hướng dẫn mới, các triệu chứng lâm sàng được bổ sung, cập nhật thêm đặc điểm của biến thể Delta. Tỉ lệ nhập viện cấp cứu của chủng này là 5,7% (cao hơn 4,2% Alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước.

Ngày 6/10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 cập nhật lần thứ 7, thay thế phiên bản vừa ban hành hồi tháng 7 (Quyết định số 3416).

So với hướng dẫn cũ, trong hướng dẫn lần này, Bộ Y tế bổ sung thuốc kháng virus, kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới.

Trong đó, 3 thuốc kháng virus được đưa vào hướng dẫn gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Monulpiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ với lưu ý liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Cùng đó, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn điều trị dự phòng sớm bằng corticoid, chống đông máu.

Tiêu chuẩn ra viện cũng đã điều chỉnh giảm số lần xét nghiệm RT-PCR xuống còn 1 lần (thay vì tối thiểu 2 lần như trước) và bệnh nhân không xét nghiệm sau khi ra viện trong thời gian theo dõi tại nhà.

Người mắc COVID-19 ra viện khi về nhà chỉ thực hiện theo dõi tại nhà, chỉ yêu cầu cách ly y tế với những trường hợp có xét nghiệm dương tính kéo dài và phải cách ly tại cơ sở y tế 21 ngày trở lên.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản mới nhất có gì khác so với trước? - Ảnh 1.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 lần 7 có nhiều điểm cập nhật, bổ sung, thay đổi so với lần trước.

Bộ Y tế cũng bổ sung một số phụ lục hướng dẫn chuyên môn liên quan đến dinh dưỡng, phục hồi chức năng, rối loạn tâm lý, thông khí nhân tạo, kháng sinh…

Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế nêu rõ virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm.

SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị.

Người bệnh COVID-19 có thể phát tán virus từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng. Thời gian phát tán virus gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch.

Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có thể phát tán virus gây lây nhiễm.

Trong hướng dẫn mới, các triệu chứng lâm sàng được bổ sung, cập nhật đặc điểm của biến thể Delta. Theo đó, trong giai đoạn khởi phát, thời gian ủ bệnh của người nhiễm từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Với biến thể Alpha, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

Với biến thể mới (Delta), bệnh nhân đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó thở, đau cơ.

Diễn biến bệnh cũng được phân loại theo hai biến thể chủ yếu hiện nay gồm:

Với thể Alpha 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng, diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực (ICU).

Đối với thể Delta, tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% Alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra biến thể Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Chủng này cũng có tải lượng virus cao hơn, khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.

Trong đợt dịch thứ 4, tính tới hết ngày 5/10, Việt Nam ghi nhận 813.735 ca mắc, trong đó có 741.874 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh (chiếm hơn 91%). Đợt dịch này cũng ghi nhận hơn 19.900 bệnh nhân COVID-19 tử vong, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

Bộ Y tế bổ sung, cập nhật một số thuốc vào phác đồ điều trị COVID-19Bộ Y tế bổ sung, cập nhật một số thuốc vào phác đồ điều trị COVID-19

GiadinhNet - Bộ Y tế quy định, với thuốc chưa được WHO khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, thì việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.

Võ Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 19 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 2 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Y tế - 2 ngày trước

Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top