Hướng tới 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ (26/12/1961-26/12/2011): Phát huy vai trò xung kích của giới trẻ
GiadinhNet - Ngày 16/11, Trung ương Hội Sinh viên VN phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức Chương trình giao lưu: "Dân số, sức khỏe sinh sản-Hành trang, trách nhiệm của giới trẻ" lần thứ 4 tại Hà Nội.
![]() |
Chương trình giao lưu đã thu hút sự tham gia hào hứng của các bạn trẻ. Ảnh: Võ Thu |
Trách nhiệm của hạt "vàng"
Chia sẻ về thực tế chất lượng giáo dục và mong muốn hướng đào tạo trong tương lai, nhóm sinh viên đến từ trường ĐH Y dược Thái Nguyên cho rằng: Chương trình giáo dục hiện nay chỉ mới tập trung vào lý thuyết. Thậm chí, có thể học sinh các trường dạy nghề còn thành thục hơn chúng em. Thiếu thực tế cuộc sống khiến cơ hội việc làm, ứng xử, bản lĩnh vì thế cũng giảm đi nhiều.
Còn với sinh viên năm thứ nhất Lê Quang Duy, Khoa Nhật, ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội): Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là chuyên môn, mà còn cần sức khỏe, trong đó có yếu tố sức khỏe sinh sản. Chúng em rất vui vì lớp trẻ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư. Những buổi giao lưu, trao đổi là dịp để chúng em có cơ hội tiếp cận thông tin chính thống, vừa hợp với tâm lý, vừa xóa đi nỗi e ngại nếu muốn tìm hiểu các vấn đề về SKSS/SKTD. Các thông tin này rất bổ ích, sẽ giúp chúng em có hành vi đúng, ý thức hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
![]() |
TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), Tổng biên tập Báo Gia đình và Xã hội phát biểu tại đêm giao lưu. |
Lan tỏa sức trẻ
Một trong những hoạt động sôi nổi, thu hút được lượng đông các học sinh, sinh viên là đêm giao lưu "Dân số, sức khỏe sinh sản - Hành trang, trách nhiệm của giới trẻ". Với ba phần chơi: Chúng tôi là sinh viên, Trí tuệ sinh viên và Bản tin sinh viên. Khán giả đã được "mục sở thị" sức sáng tạo, lòng nhiệt huyết nhưng không kém phần tinh tế, dí dỏm của lớp sinh viên thế hệ mới.
Khẳng định đúng "thương hiệu trẻ", phần thi "Chúng tôi là sinh viên" khiến khán phòng liên tục "bùng nổ" bởi những tràng pháo tay. "Yêu để sống, sống để yêu"- thông điệp của các bạn trẻ trường ĐH Kinh tế quốc dân qua vở kịch "Chí Phèo - Thị Nở". Khán giả trong hội trường được dịp ngả nghiêng trước sự hài hước, sáng tạo với buổi "catwalk" bộ sưu tập thời trang bằng giấy các biện pháp tránh thai hiện đại. Cũng có lúc, khán phòng chùng lại trước sự thâm trầm, sâu sắc của màn kịch câm của đội chơi trường ĐH Y dược (ĐH Huế) với cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt giữa việc có hay không lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn?
Với sự bứt phá ngoạn mục, trong phần thi Trí tuệ sinh viên, chỉ với 4 ô hàng ngang, đội chơi của trường ĐH Y dược (ĐH Huế) đã giải mã được ô hàng dọc: Nhân lực trẻ- đây cũng chính là thông điệp chính mà chương trình muốn gửi đông đảo tới khán giả.
Kết thúc giao lưu, Đội ĐH Y Dược Huế giành giải Nhất, ĐH Y Dược Thái Nguyên, ĐH Y dược TPHCM giành giải Nhì. Giải Ba thuộc về hai đội chủ nhà: ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ĐH Kinh tế quốc dân.
Chia sẻ với sinh viên các trường, TS. Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) bộc bạch: Nước ta đang bước vào giai đoạn cơ cấu "dân số vàng", cơ hội chỉ đến một lần. Nhưng nó có thực sự "vàng" hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng thanh niên. Vậy chúng ta đã thực sự có sự chuẩn bị cho giai đoạn này hay chưa? Điều này liên quan đến dạy nghề, đào tạo, thể lực, trí lực... Sự chuẩn bị nếu không tốt thì không sử dụng được.
Nhân vật quen thuộc với các bạn trẻ trong các Chương trình chăm sóc SKSS, PGS.TS Vương Tiến Hòa (BV Phụ sản Trung ương, thành viên Ban giám khảo cuộc thi) trải lòng: Các bạn trẻ ở đây rất mạnh dạn, chứng tỏ được kiến thức thời đại mới. Các kiến thức chăm sóc SKSS cho giới trẻ cần được nâng cao hơn nữa. Cuộc thi với tinh thần giao lưu, vui là chính, nhưng cũng là dịp để các sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường y nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn, tuyên truyền; Giúp các em trang bị đủ hành trang vào đời, trong đó có vấn đề SKSS, nâng cao trách nhiệm, chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực...
Mục tiêu của chương trình "Dân số, sức khỏe sinh sản - Hành trang, trách nhiệm của giới trẻ" là góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên, sinh viên về dân số, SKSS, tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kiến thức, quan điểm, kỹ năng sống cho sinh viên, đồng thời phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả về tuyên truyền SKSS. |
Thu Nguyên

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 3 phút trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.