Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ: Tăng nguồn lực, giảm thách thức

GiadinhNet - Tỉ số giới tính khi sinh cao, già hóa dân số tăng nhanh chưa từng có trong lịch sử; chất lượng sống người dân trước áp lực đô thị hóa, di dân...

Những thách thức mới nảy sinh này được các chuyên gia thảo luận và đặt ra các giải pháp và nhiệm vụ cấp bách tại "Hội thảo đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật DS-KHHGĐ và chăm sóc SKSS", diễn ra trong hai ngày 31/8 và 1/9 vừa qua tại Hà Nội.

Thực trạng của thách thức

Thách thức nhìn thấy rõ nhất của công tác DS-KHHGĐ ngay tại thời điểm này, cũng như trong thời gian tới chính là quy mô dân số.

Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã làm tốt công tác DS-KHHGĐ, đưa tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm bình quân trong 10 năm vừa qua giảm xuống còn 1,2%, đạt mức sinh thay thế (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,03 con. Tuy nhiên, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang tăng lên cùng với mức sinh ở nhiều tỉnh, thành phố còn cao đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác dân số. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số nhưng lại đứng hàng thứ 5 thế giới về mật độ dân số. Mật độ dân số quá cao đã tạo ra những áp lực về môi trường sống, nhu cầu đi lại, nơi ở, trường học, khám chữa bệnh...
 

Các thành phố lớn đang phải chịu nhiều áp lực do mật độ dân số quá cao tạo ra. Ảnh: Chí Cường.

 
Tỉ số giới tính khi sinh cao và tốc độ già hóa đang tăng nhanh chưa từng có trong lịch sử là hai vấn đề tiếp theo đáng quan ngại. Ông Nguyễn Văn Tân cho hay, tính đến thời điểm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tỉ số giới tính chung toàn quốc có tăng lên ở ngưỡng 98,1 nam/100 nữ nhưng cơ cấu giới tính khi sinh là vấn đề rất đáng lo ngại. Tỉ số giới tính khi sinh tăng nhanh với những diễn biến phức tạp: Cao ở ngay lần sinh đầu, đặc biệt gia tăng ở lần sinh thứ 3, cao ở những gia đình có kinh tế khá giả và cha mẹ có học vấn...
 

GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân

Một vấn đề được các đại biểu quan tâm là cơ cấu tổ chức của ngành dân số. Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, sau 7 lần thay đổi bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ, hiện nay vẫn cần tìm kiếm mô hình hợp lý, hiệu quả. Theo ông, mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện chưa thống nhất. Một vài địa phương, Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện (Hà Nội, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Phước, Thái Bình), TP HCM không có Trung tâm mà do Phòng Y tế quản lý. Còn 57 tỉnh còn lại Trung tâm dân số thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh. GS.TS Nguyễn Đình Cử cũng cho rằng, công tác dân số trong thời gian tới cần được tăng cường hơn nữa về nguồn lực, đặc biệt là nhân lực.

Cùng trong bối cảnh này, vấn đề già hóa dân số đang đặt ra những thách thức về an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT). Theo bà Lê Thị Phương Mai - Cán bộ chương trình Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), trong vòng 10 năm qua bức tranh già hóa dân số Việt Nam đã rõ rệt. Nếu năm 1999, nhìn trên bản đồ dân số thì già hóa dân số chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng. nhưng đến năm 2009, già hóa dân số đã nằm gần khắp cả nước. Tỉ lệ hộ độc thân từ 65 tuổi có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở vùng nông thôn. NCT gặp khó khăn bởi đa số họ có thu nhập thấp, thuộc diện nghèo với gánh nặng bệnh tật kép đòi hỏi phải điều trị lâu dài và tốn kém.

Những vấn đề cấp bách khác được các chuyên gia thảo luận mạnh mẽ. Đó là làm thế nào để tận dụng được cơ hội dân số vàng, giải quyết được những áp lực của di dân lên đô thị; chức năng và nhiệm vụ Tổng cục DS-KHHGĐ và Chi cục DS-KHHGĐ trong giai đoạn tới...

Đầu tư thêm nguồn lực

Những thách thức của công tác DS-KHHGĐ Việt Nam diễn ra đồng thời với bối cảnh của dân số thế giới. Bà Phương Mai (UNFPA) cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng tới, thế giới tròn 7 tỉ người. 7 tỉ người tạo ra cơ hội lớn cho thế giới khi số thanh niên và vị thành niên - nguồn nhân lực góp phần làm thay đổi xã hội chiếm tới 1/4 dân số. Song 7 tỉ người này đang tạo ra một thách thức vô cùng to lớn, trong đó có những thách thức Việt Nam đang phải đối mặt.

Gợi ý chính sách cho các vấn đề dân số của Việt Nam, bà Phương Mai cho rằng, vấn đề ưu tiên đầu tiên là duy trì mức sinh ổn định và giảm khác biệt vùng về sinh, chết và tỉ số giới tính khi sinh. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chính sách phù hợp để tận dụng cơ cấu dân số vàng, chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi, chính sách về bình đẳng giới, phát triển vùng, địa phương, đô thị hóa. Ông Nguyễn Văn Tân đề nghị, để giảm thiểu được nguyên nhân gốc rễ của mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, cần có các chính sách ưu tiên trẻ em gái. Đồng thời có các chính sách nâng cao mức sống, chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, để nâng cao chất lượng dân số.

Trước thực trạng đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Ths Nguyễn Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng cho hay, sự phát triển này đang khiến đô thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Đề cập đến sự mất cân đối giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng phát triển và chậm phát triển, bà Hạnh cho hay sự chệnh lệch về trình độ dẫn đến khoảng cách về điều kiện sống như mức sống, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc, y tế, giáo dục. Cùng với những bất cập này, dòng người di dân cũng đang góp phần tạo áp lực lớn lên các đô thị như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương...
 
Theo ông Lê Văn Thành - Viện Nghiên cứu kinh tế TP HCM, hiện nay TP HCM tăng tỉ lệ cơ học nhanh, vượt trên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố. Bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm 200.000 người dân thì có tới 130.000 - 150.000 người là dân nhập cư. Di dân là một vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhưng sự di cư ồ ạt, tập trung lớn vào một số thành phố sẽ tạo nên áp lực về nơi ở, học hành, chữa bệnh, khí thải môi trường... lên nơi nhập cư. Kiến nghị cho vấn đề này, ông Thành cho rằng, cần có các chương trình cấp quốc gia nghiên cứu đồng bộ về di dân trong cả nước, trong đó có các chính sách ở tầm vĩ mô cho đối tượng người nhập cư.
 
Trước các ý kiến đóng góp và đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, các chuyên gia, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh đến sự quan trọng và lâu dài của công tác dân số. Theo ông, trong thời gian tới, công tác dân số cần tập trung đến vấn đề quy mô dân số, chú trọng nâng cao chất lượng dân số. Các vấn đề về cơ cấu dân số như mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, dân số vàng cần được ưu tiên giải quyết; tiếp tục các nghiên cứu để làm bằng chứng cho các giải pháp, kiến nghị. 
 

“Nếu đối với cả nước, mức sinh là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề phát triển dân số thì ở TP HCM vấn đề dân nhập cư đáng được đặt lên vị trí ưu tiên. Một số người không nhà, không nghề nghiệp gây nên các tiêu cực cho xã hội, phát sinh thêm nhiều khu nhà ổ chuột, các điểm tập trung tệ nạn xã hội; gia tăng áp lực lên nơi nhập cư”.

Ông Lê Văn Thành
(Viện Nghiên cứu kinh tế TP HCM)
 
“Vấn đề đói nghèo, tội phạm và thất nghiệp thường xảy ra ở các đô thị phát triển kinh tế nhanh nhưng thiếu cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc. Công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị cần được phối hợp từ trong quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất”.
 
Bà Nguyễn Thị Hạnh
(Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng)
 
 M.Việt (ghi)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top