Hướng tới ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2): Người y tá 32 năm lặng lẽ chăm sóc bệnh nhân phong
GiadinhNet - Nằm lặng lẽ dưới chân mấy ngọn đồi thuộc xã Hòa Long (Yên Phong, Bắc Ninh), trại phong Quả Cảm khác biệt cuộc sống đô thị dù chỉ cách trung tâm thành phố 5km. Ở đó, 83 con người đang sống cũng rất lặng lẽ, cùng người y tá già 32 năm nay đã thành người thân…
“Tôi ở lại giúp các cụ cũng như bố mẹ, ông bà của mình, tự nhiên cảm thấy vui và khỏe ra” , người y tá năm nay đã 62 tuổi nói. Ảnh: V.Thu
Những đám tang ám ảnh
Một ngày Chủ nhật tuần đầu năm 1987, cô giáo mầm non Nguyễn Thị Xuân (quê ở Quế Võ, Bắc Ninh) tới thăm trại phong Quả Cảm gần nhà. Lần đầu tiên trong 30 năm cuộc đời, cô giáo Xuân nhìn thấy những cụ ông, cụ bà bị cụt hết ngón tay, ngón chân, có vết thương còn đang rớm máu; mùi hôi của những lớp da thịt bị phân hủy nồng nặc khắp căn phòng kín, bé tẹo.
Ở cuối một góc phòng ẩm thấp, một cụ ông năm ấy đã 84 tuổi, quê ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) cuộn mình thui thủi chờ chết. Cụ ông đó không ngừng than thân trách phận, khóc lóc…
Một tuần sau, cô gíao Xuân trở lại trại phong thì hay tin cụ ông đã mất. Khi ông chết, không có một người thân, không vành khăn trắng, không tiếng khóc, không trống kèn. Chỉ có vài bệnh nhân phong tàn tật đem ông lên núi chôn. Lạnh lẽo, âm thầm.
Nhưng đám tang ấy lại ám ảnh cô giáo Xuân. Về sau này, khi cô giáo Xuân đã trở thành “người của trại phong”, không phải hết hẳn những đám tang “ba không” như thế, nhưng dần dà, không còn sự lạnh lẽo.
Nửa năm sau ngày đầu lên trại phong Quả Cảm là chừng ấy thời gian cô Xuân quẩn quanh suy nghĩ “Bây giờ mình dạy mẫu giáo cũng ngày 2 bữa cơm, mà lên đây giúp các cụ cũng ngày 2 bữa cơm”. Thế là cô giáo mầm mon ấy quyết định bỏ nghề dạy trẻ lên nơi cô quạnh này để chăm sóc cho gần 300 bệnh nhân.
“Họ hàng, bạn bè ra sức can ngăn không được, có người còn dọa sẽ từ mặt. Hàng xóm thì nói tôi hâm, gàn dở, có người mỉa mai gọi là cô Xuân “hủi”, bà Xuân nhớ lại.
Không những thế, nhiều người lúc ấy còn nghi ngờ: “Một người con gái trẻ tự nhiên tới trại phong, làm những việc mà trước nay không ai muốn làm. Mục đích gì đây?”. Bỏ hết ngoài tai, ngày ngày, cô cõng các cụ đi khám bệnh, lau nhà, giặt giũ quần áo, tắm rửa cho các cụ, đằng đẵng hàng năm trời…
“Nếu cô không sợ bệnh thì hãy đi học lấy bằng y tá về, chúng tôi nhận làm nhân viên”, đại diện Ban quản lý trại phong Quả Cảm khi đó nói. Năm 1988, bà Xuân bắt xe một mình vào trại phong Tuy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định) để học làm y tá. Học xong, bà viết đơn xin làm nhân viên trại phong Quả Cảm. Nhưng Sở Y tế Hà Bắc (sau này là 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang) vẫn chưa nhận ngay vì còn vương vấn nghi ngờ: “Chẳng ai tình nguyện đi vào trại hủi làm việc cả”.
Đến năm 1992, bà Xuân mới trở thành nhân viên chính thức, trở thành người nhà của gần 300 bệnh nhân phong.
Làm thầy thuốc, làm con, làm cha mẹ, làm luôn… người khâm liệm
Ban đầu ngồi phát thuốc, y tá Xuân thấy các cụ đi lại rất khó khăn, lại tàn tật, cứ bò lê trên đường, lấy xô làm chân giả. Thương xót trước cảnh tượng này, tháng 10/1992, nữ y tá lúc ấy đã 35 tuổi xin đi học làm chân giả tại Bình Dương. Khi vào học làm chân giả, y tá Xuân được sự hỗ trợ của các sơ và lập thành phòng chân giả, làm các dụng cụ chỉnh hỉnh, những bàn tay, bàn chân cụt rụt… từ đó tới nay, y tá Xuân phụ trách luôn Phòng Phục hồi chức năng. Ngoài công việc chính, cô còn hỗ trợ người bệnh lớn tuổi tắm giặt, nấu cơm, sửa điện nước, sửa chữa vật dụng hư hỏng… và cả việc khâm liệm cho người đã mất. Trong hơn 30 năm qua, bà Xuân tự tay tắm rửa, xây mộ và chôn cất cho gần 200 bệnh nhân phong.
Người ở trại phong này còn nói với chúng tôi: Bà Xuân vừa chữa bệnh, vừa làm con của nhiều ông bố, bà mẹ không lành lặn, vừa làm mẹ của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở trại phong, lại còn kiêm luôn vai trò của bà mối. “Cô Xuân mát tay lắm, nhờ cô Xuân, hơn 20 cặp vợ chồng đã nên duyên”, cụ Đoàn Phú Vinh, 92 tuổi, người đã nên duyên cùng bạn đời cũng là bệnh nhân phong chia sẻ. Ngoài làng phong Quả Cảm, bà là cầu nối, kêu gọi mọi người chung tay xây dựng gần 200 ngôi nhà mới khang trang cho các bệnh nhân phong khắp cả nước.
Năm 2012, sau 25 năm đặt chân tới trại phong Quả Cảm (nay là Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh), bà Xuân được nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục nguyện vọng ở lại để giúp cho bệnh nhân. “Ngần ấy thời gian, thương lắm chứ. Họ đa số là người già cô đơn, không con cháu, chân tay cụt”, bà Xuân nói. Sở Y tế Bắc Ninh đồng ý làm hợp đồng sau hưu, cứ mỗi năm ký lại một lần. Từ 7 năm nay, cứ mỗi dịp 27/2 là bà lại ký hợp đồng.
“Có lẽ tôi vẫn được các bác cho làm hợp đồng năm thứ 8. Nghĩ mà xem, tìm một người giúp những người tàn tật tại chỗ, không chỉ chuyên môn mà còn tâm lý, nhiều mặt của người bệnh nên vẫn được ở lại. Tôi ở lại giúp các cụ cũng như bố mẹ, ông bà của mình, tự nhiên cảm thấy vui và khỏe ra”, người y tá năm nay đã 62 tuổi nói tiếp.
Trại phong Quả Cảm giờ chỉ còn 83 bệnh nhân, giảm rất nhiều so với hồi đầu bà Xuân đặt chân đến. 32 năm qua đi, nhiều người vẫn một câu hỏi với bà rằng: “Tại sao vẫn ở đây?”. Bà lại lặng lẽ cười, duyên dáng đáp lời: “Chỉ vì thương thôi”. Bởi chừng ấy thời gian, lắm lúc cõng các cụ không đi lại được, bà Xuân lại có cảm giác như đang bế bố mẹ mình, người thân của mình.
“Có nhiều điều níu kéo tôi ở lại đây, nhiều khi các cụ ốm, gọi con cũng không đến, về cũng không về được. Nhiều người chết, chôn xong cũng không ai thăm nom… Có nhiều người còn vợ còn con cũng gần như chẳng được gặp mặt. Cũng một kiếp người mà bao nhiều xót xa”, bà trầm ngâm. Lắm lúc, người phụ nữ giành cả cuộc đời để chăm sóc bệnh nhân phong ấy còn nghĩ, các cụ đã phải chịu tàn tật, chịu những đau đớn để cho mình lành lặn khỏe mạnh, mình phải có bổn phận để chăm sóc lại những người tàn tật ấy. Đêm đêm, nghe tiếng các cụ rên rỉ, ơ hời, có lẽ không ai không thấy xót lòng, đau đớn…
Một số người khỏi và ra viện, bà Xuân đã giúp tái hòa nhập cộng đồng. Bà lại kêu gọi những nhà tài trợ - mà theo cách gọi của mình là những “ân nhân” để cấp vốn, xây nhà cho họ. Nhiều người đưa về để sống với gia đình và cộng đồng. “Mình đi ăn mày người giàu để giúp cho người nghèo. Có người cứ trêu tôi “tỷ phú mà không có tiền” – bà cười lớn. Nhưng bản thân bà vẫn cảm thấy vui, hạnh phúc.
Bà đứng ra làm cầu nối để giúp đỡ nhiều người về nhà cửa, nhiều cháu học hành, thành đạt. Có những nhà có con học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… Các cháu đã hòa nhập, khiến bố mẹ lạc quan và nhiều hy vọng.
Người đàn bà “điên”
Bà Nguyễn Thị Xuân chia sẻ: “Khi tôi quyết định vào trại phong làm việc, tất cả gia đình, bạn bè, người thân đều phản đối. Có người bảo tôi điên. Chắc mình cũng điên thật, điên vì thương. Đến khi được nghỉ hưu, mọi người cũng khuyên về nghỉ ngơi, nhưng khi thấy tôi ở lại, họ lắc đầu “lại điên nữa”. Nếu mình điên đi đánh nhau thì sợ, nhưng điên để giúp bệnh nhân thì cũng được. Lúc cắt hộ khẩu ở nhà để nhập vào trại phong, có người bảo em trai tôi “xem bà ấy có điên không” nhưng thực ra, tôi cứ nghĩ mình “điên trong cái phúc”.
Võ Thu
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 11 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.