Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7: Hải Phòng đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền

Thứ bảy, 11:05 10/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Để đảm bảo 90% trở lên trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên trong địa bàn Chiến dịch truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình năm 2021 (gọi tắt là Chiến dịch) được cung cấp thông tin, kỹ năng, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngành Dân số đã nỗ lực, linh hoạt, chủ động đổi mới cách làm của cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7: Hải Phòng đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền - Ảnh 1.

Cán bộ y tế, dân số xã Trường Thọ (huyện An Lão, TP Hải Phòng) “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Ảnh: Vũ Duyên

Thành công từ dân vận khéo

Nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về chăm sóc SKSS-KHHGĐ, từ đầu tháng 6 đến nay, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện An Lão (TP Hải Phòng) lựa chọn các xã trọng điểm có mức sinh cao và chưa ổn định để triển khai Chiến dịch.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền dân số. Ban Chỉ đạo Chiến dịch xác định thực hiện dân vận khéo, chia thành nhiều nhóm nhỏ cùng cán bộ dân số đến từng nhà để tuyên truyền, tư vấn cho người dân vì mục tiêu kế hoạch đề ra có nguy cơ không đạt bởi không được tổ chức hoạt động đông người, chưa kể tình hình dịch bệnh kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới gia tăng dân số.

Bà Vũ Hải Yến, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện An Lão cho biết: "Chúng tôi bàn bạc, quyết định chia nhỏ các nhóm, giao cán bộ, cộng tác viên dân số "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, tư vấn cho người dân. Với cách làm này thì mục tiêu kế hoạch Chiến dịch đề ra sẽ không còn là bài toán khó của ngành Dân số trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, bởi ở bất cứ hoàn cảnh nào "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"".

Cũng với suy nghĩ đó, trong thời gian diễn ra chiến dịch từ 1/6-30/7/2021, cán bộ, cộng tác viên dân số của 13 Trung tâm DS-KHHGĐ quận, huyện khác cũng kịp thời, chủ động điều chỉnh các hoạt động truyền thông phù hợp điều kiện thực tế, có nhiều sáng kiến, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phong phú, lồng ghép tuyên truyền dịch bệnh với tuyên truyền về Dân số và Phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau như tăng cường các hoạt động truyền thông trực quan bằng pano, khẩu hiệu, áp phích, xe tuyên truyền lưu động, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh… phát huy hiệu quả hoạt động của mạng xã hội, đó là sự chia sẻ thông tin, tạo hiệu ứng tuyên truyền rộng.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Chiến dịch còn lồng ghép các cuộc nói chuyện chuyên đề xoay quanh các vấn đề về Dân số để người dân tiếp nhận những kiến thức về SKSS-KHHGĐ, lợi ích tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn và lợi ích của tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, vai trò của nam giới trong chủ động thực hiện KHHGĐ bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn; vấn đề giới tính khi sinh…

Chủ động cung cấp dịch vụ sinh sản-KHHGĐ

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7: Hải Phòng đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền - Ảnh 2.

Tuyên truyền, phổ biến cho người dân các dịch vụ sinh sản - KHHGĐ.

Trong chiến dịch năm 2021, ngoài linh hoạt, đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền, các cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở còn chủ động cung cấp dịch vụ sinh sản - KHHGĐ đảm bảo an toàn, thuận tiện, đa dạng hóa các biện pháp triển khai gói dịch vụ, như: Dụng cụ tử cung, tiêm hoặc cấy thuốc tránh thai, đình sản…. Cụ thể, kế hoạch Chiến dịch (từ 1/6 đến 30/7) đặt ra là phấn đấu hoàn thành 50% trở lên các chỉ tiêu kế hoạch năm về biện pháp tránh thai lâm sàng, đảm bảo 100% đối tượng thuộc diện được miễn phí theo quy định có nhu cầu thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại trong Chiến dịch được cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ miễn phí .

Bà Trần Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP Hải Phòng cho biết, trong thời gian tổ chức Chiến dịch năm 2021, các đơn vị tổ chức chiến dịch cần triển khai các hoạt động chủ yếu như tổ chức các cuộc tuyên truyền, tư vấn, nói chuyện về SKSS - KHHGĐ, tuyên truyền bề nổi, tư vấn, vận động trực tiếp tới các đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, tổ chức các hoạt động đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ, tập trung trọng điểm theo các nhóm nhỏ tại trạm y tế xã, phường, thị trấn để đạt kết quả cao các chỉ tiêu các biện pháp tránh thai hiện đại.

Cũng theo bà Trần Thị Thu Hằng, những bài học kinh nghiệm rút ra qua triển khai Chiến dịch năm 2020 giúp cán bộ và cộng tác viên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tư vấn chăm sóc SKSS - KHHGĐ tại cộng đồng trong thời gian tới. Đó là chủ động đổi mới các hình thức truyền thông mang lại hiệu quả vận động cao; chú trọng vai trò tư vấn trực tiếp của cán bộ và cộng tác viên dân số; phối hợp tổ chức các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, phương tiện, chuyên môn, kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu lựa chọn và áp dụng biện pháp tránh thai đến từng người dân…

Trong thời gian đầu triển khai Chiến dịch từ 1/6 đến 15/6, tổng số người thực hiện biện pháp tránh thai bằng phương pháp đặt dụng cụ tử cung trên toàn thành phố là 1.325 trường hợp, thực hiện kế hoạch Chiến dịch đạt 16,82%, tổng số 34 trường hợp thực hiện tiêm thuốc tránh thai, thực hiện kế hoạch đạt 19,59%, 25 trường hợp cấy tránh thai, 18.948 trường hợp sử dụng viên uống tránh thai, tổng số người đến khám phụ khoa là 3.977 trường hợp… Các quận, huyện trên địa bàn thành phố triển khai treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, viết tin, bài phát thanh, truyền thanh, tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề nhóm nhỏ cho người dân về chăm sóc SKSS - KHHGĐ. Ngoài ra, cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở còn thành lập các đội tuyên truyền lưu động; tư vấn tại trạm y tế xã, phường, thị trấn; tổ chức tư vấn tại hộ gia đình…

Chủ đề Ngày Dân số Thế giới năm 2021:

"Hãy cùng hành động vì quyền và sự lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái"

"Một xã hội lành mạnh và hiệu quả là một xã hội mà ở đó phụ nữ có thể có đầy đủ thông tin để đưa ra lựa chọn của mình liên quan đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và khi họ được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho các lựa chọn của mình. Một người phụ nữ có thể làm chủ cơ thể của mình thì đồng thời cũng sẽ đạt được tiến bộ trong học tập, sức khỏe, thu nhập và an toàn. Người phụ nữ cũng như gia đình của mình sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Nhân ngày Dân số Thế giới, chúng ta hãy hành động để xóa bỏ những khoảng cách này vì các dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là hết sức thiết yếu. Thậm chí nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe có khó khăn tới đâu thì những dịch vụ này không thể bị coi nhẹ. Bất cứ sự trì hoãn nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái. Những hậu quả đó có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của họ.

Hãy cùng hành động để bảo vệ quyền được quyết định sinh con và thời điểm sinh. Hãy cùng hành động vì quyền và sự lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái".

(Nguồn: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc)

Vũ Duyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Kẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Táo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Top