Kế hoạch di dời khẩn cấp người dân tại chung cư cũ Hà Nội: Nguy cơ “phá sản”?!
GiadinhNet - Bài toán cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ xuống cấp đã được đưa ra từ hơn mười năm trước, song đến nay vẫn chưa có lời giải. Ngay cả kế hoạch di dời khẩn cấp theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội đã quá hạn gần 10 ngày nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Lúng túng mốc thời gian di dời
Sau 10 năm kể từ khi HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết về cải tạo chung cư cũ nhưng đến nay thành phố mới cải tạo được 14 chung cư cũ (chưa đạt 1% trong tổng số khoảng 1500 nhà chung cư cũ xây dựng trước 1994). Trong khi chất lượng những tòa nhà này ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương lập phương án hỗ trợ, di dời các hộ dân đang sinh sống tại 2 nhà chung cư cũ nguy hiểm mức độ D (mức độ nguy hiểm cao nhất theo thang tiêu chuẩn an toàn kết cấu công trình) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân là nhà A Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh và nhà G6A Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình.
Trên thực tế, phương án di dời vẫn khiến nhiều hộ dân lo lắng. Ông Nguyễn Xuân Tiêu - cư dân G6A Thành Công chia sẻ: “Từ khi nghe tin tòa nhà được xếp vào diện nguy hiểm nhất, cần di dời để xây mới lại chúng tôi rất hoang mang. Thành phố bảo sẽ xây nhà tạm cư nhưng nhà tạm cư ở đâu? Chúng tôi lo ngại về chất lượng nhà tạm cư có được đồng bộ hay không, trong khi đã quá quen với việc con cái học hành, chợ búa ngay gần nhà. Nếu nơi tạm cư mà vắng vẻ, xa trung tâm thì người dân không bao giờ đồng ý di dời”.
Chính vì những vướng mắc chưa có lời giải, nên mặc dù UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình cần bố trí nhà tạm cư và khẩn trương có phương án di dời các hộ dân đang sinh sống tại 2 khu chung cư nói trên và báo cáo kết quả trước ngày 20/2/2016 nhưng đến nay vẫn chưa xác định được mốc thời gian di dời.
Ông Nguyễn Đức Tích - Tổ trưởng tổ dân phố số 27 phường Ngọc Khánh cho biết, hiện mới nhận được thông báo từ phường Ngọc Khánh về nội dung các hộ dân tự tháo dỡ các phần cơi nới, còn riêng việc di dời thì không thấy nhắc tới. Lý do được ông Tích và nhiều cư dân đưa ra do yêu cầu thực tế chưa được đáp ứng nên người dân không muốn đi.
Còn ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho hay, đến thời điểm hiện tại đã thông báo đến các tổ dân phố, vận động người dân di dời, một số đồng thuận, một số thì chưa. Theo ông Bình, hiện quận vẫn tiếp tục tuyên truyền để người dân ủng hộ việc di dời khỏi các chung cư nguy hiểm. Còn về thời điểm di dời dân ra khỏi chung cư nguy hiểm thì vẫn chưa có mốc thời gian cụ thể.
Lo ngại hiện tượng “bắt cóc bỏ đĩa”

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: “Tôi tán thành về chủ trương của TP. Hà Nội về di dời các hộ dân khỏi các tòa chung cư cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhãn tiền mà thấy người dân đang gặp nguy hiểm nếu tiếp tục ở đó. Vấn đề nằm ở chỗ, Sở Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cần phải có phương án thực hiện nó như thế nào để đảm bảo đời sống sinh hoạt của bà con không bị xáo trộn. Nếu lấy đất chung cư đó để xây dựng lên các tòa nhà cao tầng mới nhưng lại di dời các hộ dân đó ra khu đất ngoại thành giá rẻ mà không có các công trình dịch vụ thì bà con phản đối là đương nhiên rồi”.
Ông Liêm cũng chia sẻ, cơ quan chức năng cần có sự tuyên truyền, giải thích cho người dân rõ hơn về các khu nhà cũ sau khi di dời thì sẽ gia cố, sửa chữa hay đập bỏ xây mới?. Có cho người ta trở về tiếp tục sinh sống không hay tái định cư ở nơi mới?. Tránh tình trạng cho doanh nghiệp vào làm dự án để rồi xuất hiện những lợi ích nhóm chứ không hoàn toàn vì người dân.
Theo ông Liêm thì nếu nói về nhà nguy hiểm thì tại Hà Nội theo báo cáo có tới 42 khu nhà chung cư cũ trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và cần phải di dời dân chứ không riêng 2 tòa nhà nói trên. Vì vậy, có hai vấn đề chính cần phải được giải quyết.
Một là, nguồn kinh phí sẽ phải lấy ở đâu. Cân đối như thế nào? Nếu cho doanh nghiệp vào làm thì cần phải có cơ chế bàn bạc, họp dân để thống nhất các phương án di dời, tạm cư, đền bù thật thỏa đáng. Tránh tình trạng như ở khu C1 Thành Công lấy đất từ năm 2008 nhưng mãi tới đầu năm nay mới triển khai một cách ì ạch.
Hai là, cần phải quy hoạch lại cả khu tái định cư, tạm cư cho người dân. Tốt nhất nên tổ chức cho người dân tạm cư ở gần khu chung cư đó để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sinh hoạt của bà con. Bài toán quy hoạch các khu tái định cư cần bố trí sao cho có nhà mặt đường, thì mới sinh lợi nhuận.
“Lấy ví dụ như ở tòa chung cư D2 Giảng Võ mới đây, người ta cũng tiến hành cải tạo và di dời các hộ dân ở chung cư cũ nhưng được sự đồng thuận cao của người dân và doanh nghiệp. Bố trí tái định cư một cách hợp lý, biến nơi đây trở thành một khu trung chuyển người tái định cư. Nếu khu Thành Công cũng làm được như vậy thì tốt chứ đừng triển khai theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” khiến người dân bức xúc”, ông dẫn chứng.
Phải có một “nhạc trưởng” đủ tầm
“Để làm tốt chủ trương này thì nhất thiết phải có một “nhạc trưởng” đủ tâm và tầm để chỉ đạo, điều hành. Mà trực tiếp là đồng chí tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cần ban hành một chương trình quy hoạch tổng thể để cùng phối hợp với các ban ngành liên quan cùng thực hiện đề án này. Đồng thời, cần tổ chức họp bàn và lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại các khu chung cư đó một cách công khai, thật dân chủ để tiến hành tốt chủ trương này”, TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cũng thẳng thắn chia sẻ với PV Báo GĐ&XH rằng, cần phải có sự chấp thuận từ 51% trở lên số cư dân đồng ý di dời thì mới thực hiện dự án này.
Ông Nghiêm phân tích: “Thực trạng xuống cấp của các khu chung cư hiện trong trạng thái xuống cấp trầm trọng thì chúng ta phải áp dụng đúng Luật Xây dựng năm 2015. Điểm quan trọng ở đây là trước khi tiến hành cải tạo hay di dời dân thì phải làm một cuộc điều tra xã hội học để thu thập các ý kiến của người dân. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ có phương án phân loại các đối tượng theo các điều khoản của Luật Nhà ở. Từ đó, xây dựng phương án tái định cư thích hợp cho từng đối tượng cư dân ở đó”.
“Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải đảm bảo đời sống của người dân không bị ảnh hưởng. Trước khi tiến hành di dời, bố trí tái định cư cho bà con phải có sự thỏa thuận rõ ràng để đảm bảo quyền lợi. Còn về kinh phí thực hiện chủ trương này, vai trò của nhà nước mà trực tiếp là UBND TP Hà Nội sẽ là chủ yếu. Tuy nhiên, cần công bố các thông tin đầy đủ, minh bạch để người dân được biết, giám sát và thực hiện”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Không di dời vì ảnh hưởng đến lợi nhuận
Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, đa phần những gia đình không muốn cải tạo, di dời chung cư cũ bởi họ có mặt bằng ở tầng 1 - thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Thậm chí có những hộ gia đình cho thuê mặt bằng tầng 1 lên tới xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng. Do vậy, những hộ gia đình này không muốn cải tạo bởi ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Không có sự hợp tác của người dân thì khó di dời
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “Việc rà soát đánh giá mức độ nguy hiểm của các chung cư cũ trên địa bàn được Sở tiến hành bài bản, đúng quy trình. Đối với 2 tòa chung cư cũ cấp D, tại quận Ba Đình, phường Thành Công, phường Ngọc Khánh cần khẩn trương khảo sát, làm việc với các hộ dân, lên phương án trình Sở Xây dựng Hà Nội để báo cáo Thành phố bố trí di dời đảm bảo an toàn cho người dân và cải tạo lại khu chung cư cũ. Khi có phương án của quận Ba Đình, Sở Xây dựng sẽ bố trí ngay nhà tạm cư dựa trên nguyên tắc đảm bảo tốt nhất cuộc sống của người dân. Người dân cần ý thức được sự nguy hiểm của các tòa nhà này, phối hợp với chính quyền địa phương để sớm thống nhất phương án. Không có sự hợp tác của người dân, tiến độ di dời sẽ khó nhanh chóng được”.
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 14 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.