Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn của trẻ em: Ưu tiên cho thế hệ tương lai
Giadinh.net - Trẻ em luôn luôn là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong mọi chủ trương của Đảng và Chính phủ về cải thiện sức khỏe nhân dân.
Thứ trưởng Trần Chí Liêm nêu rõ, sức khỏe trẻ em trong vài thập kỷ qua đã được cải thiện với những kết quả đáng tự hào. Thành tích nổi bật là tỉ lệ tử vong trẻ em (TVTE) ở nước ta đã giảm một cách đáng kể.
![]() |
Chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được nâng cao (Ảnh: CH). |
Theo TS Nguyễn Duy Khuê, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng cho việc giảm tỉ lệ bệnh tật và TVTE ở nước ta. Đây là chương trình thành công nhất trong các chương trình liên quan đến sức khoẻ trẻ em với trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Việt Nam cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là nước đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005... góp phần quan trọng trong các can thiệp vì sự sống còn của trẻ em.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn nêu trên, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói chung, sức khỏe trẻ em nói riêng vẫn phải đương đầu với nhiều thử thách không nhỏ. Hằng năm, Việt Nam có gần 30.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, trong đó có khoảng 16.000 trẻ sơ sinh. Tỉ lệ tử vong trẻ ở các vùng núi, vùng khó khăn cao gấp 4 lần so với trẻ em vùng đồng bằng. Dù tỉ lệ TVTE dưới 5 tuổi đã giảm nhưng tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm tới hơn 70% trong số tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trên 50% tử vong trẻ dưới 5 tuổi...
Nỗ lực đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ
Các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế trong việc triển khai Kế hoạch thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, trẻ sơ sinh; Chương trình tăng cường giảm thấp còi; Bổ sung vi chất và Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh... Đồng thời, sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực trong lập kế hoạch và triển khai các chương trình sức khỏe trẻ em ở các cấp cũng như việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình này. |
Để thực hiện các chỉ tiêu này, TS Nguyễn Duy Khê cho biết, Bộ Y tế sẽ mở rộng bao phủ các can thiệp thiết yếu chăm sóc sức khoẻ trẻ em, tăng tỉ lệ trẻ bú sữa mẹ, tăng tỉ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ em, uốn ván bà mẹ mang thai; đảm bảo 80% trẻ sơ sinh được thăm khám tại nhà ít nhất 1 lần trong tuần đầu sau đẻ. Đồng thời, củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành của cán bộ y tế các tuyến về chăm sóc sơ sinh; củng cố mạng lưới nhi khoa, nâng cao chăm sóc sức khoẻ cho trẻ từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế; tăng cường nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về các can thiệp vì sự sống của trẻ.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.