Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kết quả sàng lọc sơ sinh qua website: Hiệu quả quản lý, tiếp cận rộng rãi cộng đồng

Thứ sáu, 10:57 27/07/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Áp dụng chương trình thông báo kết quả xét nghiệm sàng lọc sơ sinh qua website sẽ đem lại sự thuận tiện khi theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn.

Tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh cho cán bộ y tế
tuyến cơ sở.   Ảnh: P.V
 
“Các tỉnh miền Trung, miền Nam chịu  ảnh hưởng rất nhiều của chất độc dioxin. Tôi rất hy vọng trong thời gian tới, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ nhân rộng chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Điều đó vừa đảm bảo cho tương lai của dân tộc, cũng như chất lượng dân số sau này”. Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị Các chuyên đề DS-KHHGĐ khu vực phía Nam được tổ chức tại Đắk Lắk vừa qua.
 
Góp phần hạn chế mất dấu đối tượng
“Trong thời gian tới, công tác DS –KHHGĐ cần tăng cường nâng cao chất lượng dân số thông qua các hoạt động đi vào chiều sâu, tránh lan man, dàn trải. Để làm được điều đó, cần phải có những cách làm phù hợp, thiết thực và hiệu quả”.
 
(TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)

Nếu Long An quản lý đối tượng sàng lọc trước sinh qua giấy giới thiệu, TP HCM tư vấn vận động và truyền thông qua đài phát thanh, truyền hình, thì tại BV đầu ngành về sản khoa phía Nam - Từ Dũ đã sáng tạo nên cách thông báo kết quả sàng lọc sơ sinh qua website ứng dụng điện toán đám mây. Theo BS Nguyễn Khắc Hân Hoan – Trưởng khoa Xét nghiệm Di truyền Y học (BV Từ Dũ – TP HCM), từ năm 2002, bệnh viện đã tiến hành sàng lọc sơ sinh cho các bệnh suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu G6PD và tăng sản thượng thận bẩm sinh. Từ 2007, bệnh viện bắt đầu sàng lọc sơ sinh cho 23 tỉnh phía Nam.

Số liệu của Bệnh viện Từ Dũ cho thấy: Nếu lúc mới bắt đầu, mỗi năm làm được 6.500 ca, thì qua từng năm, con số này đều tăng. Trong 4 năm (2007-2020) BV đã sàng lọc được 71.944 trẻ sơ sinh, năm 2011 xét  nghiệm 26.848 trẻ. Đặc biệt, đến tháng 6/2012 đã thực hiện được 25.041 trẻ; hiện 2.198 trẻ thiếu G6PD, 25 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh. Số lượng làm càng ngày càng tăng.

Theo BS Hân Hoan: Trước đây các dữ liệu tỉnh gửi lên thường không đầy đủ, chi tiết, không phân loại hay phân nhóm nên khi nhập vào cũng không đầy đủ, chính xác và nhất quán. Dù chúng ta có một “thùng dữ liệu” lớn nhưng vẫn không thể thống kê, phân nhóm hay nghiên cứu khoa học được. Thêm vào đó, tình trạng mất dấu đối tượng thường xuyên xảy ra. Lý do là dù đã phát hiện ra bất thường nhưng khi tra cứu ngược thì không thể tìm thấy địa chỉ liên lạc của trẻ cũng như gia đình, việc theo dõi lâu dài do đó cũng không thể.

Về việc thông báo kết quả xét nghiệm đến địa phương, theo BS Hân Hoan: Trước đây, chúng tôi chỉ thông báo cho những trẻ bất thường, với trẻ bình thường thì “mặc nhiên” không thông báo nữa. Năm 2011, chúng tôi thông báo 1 lần/1 tháng dẫn đến sự chậm trễ vì sau khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc, có những trẻ phải điều trị ngay, nếu muộn thì không thể can thiệp. Nhưng với những trẻ bình thường, nếu không được trả lời, sẽ ảnh hưởng đến quyền của họ. Bởi họ có quyền biết tình trạng của con mình ra sao. “Về dữ liệu, dự kiến năm nay chúng tôi xét nghiệm từ 60.000- 80.000 trẻ, khi chương trình mở rộng, số lượng sẽ tăng lên nhưng nếu không có phần mềm quản lý, việc tìm kiếm sẽ khó khăn bội phần” – BS Hoan nói.
 
Thuận tiện, đồng bộ

Thực tế trên cho thấy cần một phần mềm nhập và quản lý cơ sở dữ liệu kết quả xét nghiệm. BS Hân Hoan chia sẻ: Tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, sản phụ và gia đình được cấp một mã số để có thể xem kết quả xét nghiệm, tình hình diễn tiến bệnh qua các lần tái khám trong trường hợp xét nghiệm sàng lọc bất thường. Bệnh nhân có thể dễ dàng cung cấp thông tin về bệnh chính xác cho các cơ sở y tế khác khi cần thiết.

Từ 1/1/2012, bệnh viện đã áp dụng chương trình thông báo kết quả xét nghiệm sàng lọc sơ sinh qua website www.slss.tudu.com.vn/crm (CRM là quản lý quan hệ (xét nghiệm) khách hàng). Website này sẽ cập nhật liên tục mọi lúc mọi nơi theo thời gian thực, tức là khi xét nghiệm ra kết quả tới đâu thì ngay lập tức tại địa phương có thể xem kết quả ngay. Người dùng có thể truy cập (qua một tài khoản được cấp) và theo dõi tình hình mẫu xét nghiệm tại thời điểm truy cập (đang xét nghiệm, đang kiểm tra, đã có kết quả, cần lấy máu lại, đã được chẩn đoán xác định). Ngoài ra, mô-đun này cũng rất khách quan, trung thực khi kết qủa được công bố trực tiếp cho các địa phương gửi mẫu, phòng xét nghiệm và nhà quản lý (Tổng cục DS-KHHGĐ). Điều này khiến số liệu mà Tổng cục DS-KHHGĐ xem sẽ trùng với số liệu của phòng xét nghiệm và của các địa phương. Mô – đun này cũng rất dễ sử dụng, đảm bảo tính riêng tư, bảo mật, an ninh dữ liệu...

Đánh giá cao hiệu quả ứng dụng của website này, bà Trần Thị Liễu – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Long An cho hay: “Chúng tôi rất thuận tiện khi theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy nhanh tiến độ được tiến hành nhanh chóng thông qua tin tức từ website”.
 
Thu Nguyên
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top