Khi nào không nên thụ thai?
Mang thai và làm mẹ là thiên chức quý giá của phụ nữ. Để một đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt, người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thai nghén, tránh xảy ra những điều ngoài mong đợi trong quá trình mang thai và sinh con.
Có những thời điểm phụ nữ không nên thụ thai vì sẽ không tốt cho mẹ và con.
Sau khi tháo vòng tránh thai: Vòng tránh thai là dị vật được đặt trong tử cung, để ngăn cản sự trứng thụ tinh, từ đó đạt được mục đích tránh thai. Nhưng, bất luận là thời gian đặt vòng dài hay ngắn, đã là dị vật, vòng tránh thai đều ít nhiều ảnh hưởng đến tử cung, điều này có những bất lợi đối với sự phát triển của phôi thai. Nếu có thai ngay sau khi tháo vòng, điều đó hoàn toàn bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Vì vậy, phụ nữ từng tránh thai bằng biện pháp này nên tháo vòng trước 2 - 3 tháng, sau đó mới thụ thai để tử cung ổn định lớp niêm mạc và giữ thai tốt hơn.

Sau khi ngừng thuốc tránh thai: Không nên thụ thai ngay sau khi dừng thuốc tránh thai. Trong thời gian dùng thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormon. Trong vòng 3 tháng sau khi dừng thuốc, cho dù nồng độ thuốc trong cơ thể không thể sản sinh tác dụng tránh thai, nhưng đối với thai vẫn có những ảnh hưởng không tốt. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đặt kế hoạch ngừng thuốc trước ít nhất là 3 tháng, đợi cho thuốc đào thải hoàn toàn ra ngoài cơ thể rồi hãy mang thai. Trong thời gian này có thể áp dụng một số biện pháp tránh thai khác.
Sau nhiều lần sẩy thai hoặc đẻ non: Trường hợp phụ nữ trong thời gian ngắn bị sẩy thai nhiều lần hay đẻ non rồi lại mang thai tiếp là rất bất lợi vì những tổn thương ở vùng xương chậu và nội mạc tử cung, ảnh hưởng không tốt trong quá trình mang thai. Đối với những phụ nữ nhiều lần nạo phá thai, nội mạc tử cung khó hồi phục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt, dễ ra máu, dễ viêm nhiễm. Sau khi sẩy thai và đẻ non, màng trong của tử cung bị tổn thương, cân bằng cơ thể đột nhiên bị phá vỡ, tử cung và các cơ quan khác chưa hồi phục. Có thể hiểu là người phụ nữ không chỉ đau đớn về thể xác giống như đẻ thông thường mà còn tổn hại tinh thần nghiêm trọng khi mất con. Họ luôn bị ám ảnh, lo lắng, hoảng loạn...
Vì vậy, việc mang thai ngay là không tốt. Những phụ nữ đã có tiền sử sẩy thai và đẻ non nhiều lần thì trước khi có ý định mang thai nên đi khám chuyên khoa phụ sản. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho những lần mang thai tiếp theo.
Theo BS. Tâm Anh/SK&ĐS

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.