Khổ vì Luật Xử lý vi phạm hành chính
GiadinhNet - Hàng loạt những quy định xử phạt người dân, tổ chức được ban hành năm 2013 hoặc đang trong giai đoạn dự thảo căn cứ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính – có hiệu lực từ 1/7/2013.
![]() |
Người dân nơm nớp với những quy định xử phạt hành chính, nóng bỏng nhất là lĩnh vực giao thông. Ảnh: Việt Nguyễn. |
54 nghị định “ăn theo”
Báo GĐ&XH ra ngày 16/12 với bài viết “Những quy định “oái oăm” năm 2013” bình chọn một số văn bản quy phạm pháp luật gây xôn xao dư luận và thiếu thực tế. Nhưng nhìn một cách tổng thể, những bức xúc gần đây nhất chủ yếu gắn liền với việc các bộ, ngành xây dựng các dự thảo nghị định, thông tư để cụ thể hóa Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6/2012 nhằm thay thế cho Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002. Điều đáng nói là, luật đã quy định rất rõ ràng, mạch lạc tuy nhiên cơ quan soạn thảo các văn bản dưới luật lại làm nảy sinh ra bao nhiêu phức tạp vì đưa ra các quy định “trời ơi” hoặc vì nợ đọng (hướng dẫn luật) khiến luật không thể đi vào cuộc sống.
Riêng với Luật Xử lý VPHC, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, cần tới 54 nghị định quy định chi tiết luật, trong đó có 51 nghị định phải có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực thi hành. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa nhận việc xác định hành vi vi phạm và mức phạt sao cho vừa bảo đảm tính hợp pháp, vừa phải hợp lý và khả thi thì rất khó và nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Quyền phạt trong tay
Quy định thẩm quyền xử phạt VPHC ở trong luật dành cho quá nhiều đối tượng cũng là nguyên nhân các bức xúc gần đây. Theo tìm hiểu, có gần 60 cấp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề quản lý nhà nước và cấp hành chính, trong đó mỗi cấp lại được phân loại ra rất nhiều đối tượng. Ví dụ, chương II của luật này quy định 14 thẩm quyền, gồm: Chủ tịch UBND; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm; Cơ quan Thuế; Quản lý thị trường; Thanh tra; Cảng vụ; Tòa án nhân dân; Cơ quan thi hành án dân sự; Cục quản lý lao động ngoài nước; Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự. Nhưng, mỗi thẩm quyền này được phân cụ thể cho từ chủ tịch xã đến chủ tịch tỉnh, từ một công chức ngành thuế đến một vị tổng cục trưởng của một ngành…
Vì lẽ đó mà mới đây dư luận “hốt hoảng” khi điểm lại có tới ít nhất 3 nghị định thi hành Luật Xử lý VPHC mà trong đó cho phép một ông chủ tịch cấp xã cũng có thể phạt báo chí đến 5 triệu đồng như Điều 28 Nghị định 138/2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục. Hay Nghị định 79/2013 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực thống kê cũng cho phép chủ tịch UBND cấp huyện được phạt “người đưa tin” tới 15 triệu đồng nếu phạm sai sót về số liệu. Hay Nghị định 173/2013 cũng nhằm hướng dẫn Luật Xử lý VPHC quy định mức phạt tới 20 triệu đồng với hành vi đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng quy định. Và thẩm quyền trong nghị định này cũng cho phép cấp chủ tịch xã được phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 5 triệu đồng.
Cũng “ngại” dư luận
Bị can thiệp về đời sống cá nhân, bị phạt tiền là điều không người dân nào mong muốn. Thế nên, nhiều văn bản thi hành Luật Xử lý VPHC đã vấp phải không ít “sóng gió” từ giai đoạn dự thảo và kể cả khi đã ban hành. Dĩ nhiên, không phải cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nào cũng “trơ lì” trước dư luận. Dễ thấy nhất là Nghị định 167/2013 “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” khi được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân đã có một luồng ý kiến phản đối trước các đề xuất bất khả thi liên quan đến cái áo lót, chuyện nói tục, uống rượu, mại dâm đồi trụy, hay những chuyện thâm cung bí sử trong mỗi gia đình người dân. Kết quả là, rất nhiều quy định đã bị loại bỏ khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 167.
Nhưng nghị định này vẫn “can thiệp” khá sâu khi cho phép phạt tới 2 triệu đồng với các hành vi như cấm người trong gia đình ăn uống, không cho mặc ấm, không cho… vệ sinh cá nhân. Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Luật sư Dương Kim Sơn (Công ty Luật TGT và Cộng sự) nhận xét: “Pháp luật ở một số nước có thể can thiệp vào chuyện nội bộ gia đình, để điều chỉnh quan hệ xã hội. Việc hay, dở, can thiệp sâu hay không thì cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, xem có phù hợp với thuần phong mĩ tục, văn hóa Việt Nam”. Luật sư Nông Thị Hồng Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng bình luận: “Những quy định xử phạt vi phạm hành chính mà áp vào nội bộ gia đình là rất khó khả thi. Không phải cái gì cũng dùng chế tài ngay được”.
Hay mới đây nhất, vẫn là Bộ Công an, với dự thảo sửa đổi Thông tư số 38/2010 cho phép “bêu riếu” người vi phạm giao thông trên mặt báo cũng làm “nóng” dư luận. Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) phải lên tiếng “nhắc nhở” rằng: “Luật Xử lý VPHC là quy định gốc, buộc nghị định và thông tư phải phù hợp, không được quy định trái hoặc mâu thuẫn”.

Xử lý tài xế điều khiển xe tải chạy lấn đường gây nguy hiểm
Thời sự - 1 phút trướcGĐXH - Người dân đã quay lại clip xe tải chạy lấn làn trên quốc lộ 7, đoạn qua địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) gửi cơ quan chức năng.

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng
Đời sống - 11 phút trướcCô gái 19 tuổi kẹt trong thang máy, hoảng hốt cầu cứu. Tổ cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ đã tiếp cận hiện trường trấn an và giải cứu cô gái thành công…

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự
Pháp luật - 35 phút trướcGĐXH - Trong lúc dừng chờ đèn đỏ trên quốc lộ 20, đoạn qua TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), người đàn ông điều khiển xe máy bị xe tải phía sau "trôi" tự do tông trúng, cuốn vào gầm, tử vong thương tâm.

Hà Nam: Bắt giữ nhóm đối tượng lợi dụng chiêm bái xá lợi Đức Phật để trộm cắp tài sản
Pháp luật - 54 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi "trộm cắp tài sản" xảy ra tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng.

Tuyển sinh 2025: Chọn ngành nào để được miễn 100% học phí?
Giáo dục - 1 giờ trướcĐể không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học được miễn 100% học phí trong năm 2025 dưới đây.

Người đàn ông hiếm muộn phát hiện bé trai bị bọc kín trong túi bóng bên đường
Đời sống - 2 giờ trướcMột bé trai còn nguyên dây rốn, bọc trong túi bóng màu đen, bị người thân vứt bỏ bên vệ đường. Lực lượng chức năng ở xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã đưa bé về trạm y tế để kiểm tra sức khỏe.

Hiện trường 'tan hoang' sau trận lũ quét khiến 4 người tử vong ở tỉnh nghèo Bắc Kạn
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Bốn người tử vong, cảnh tượng tan hoang, đất, đá ngổn ngang là những gì còn xót lại sau trận mưa gây sạt lở ở xã Đồng Phúc và Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vào đêm ngày 17 rạng sáng 18/5.

Chia sẻ cay đắng của nữ sinh viên ở Hà Nội bị lừa liên hoàn mất gần 1 tỷ đồng
Pháp luật - 4 giờ trướcNữ sinh viên năm Nhất một trường đại học ở Hà Nội đã chia sẻ cả quá trình bị thao túng tâm lý, liên tiếp dính hai cú lừa liên hoàn với kịch bản liên quan đến một vụ án về ma túy và rửa tiền phi pháp; được nhà trường chọn đi du học.

Hoảng hồn cảnh xe container mất lái, gây tai nạn liên hoàn trên Quốc lộ 28
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe container trong lúc di chuyển trên Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã bất ngờ mất lái, lao sang làn đường ngược chiều, tông trúng 1 xe máy và 1 ô tô con. Hậu quả, vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy và lái xe container tử vong tại chỗ.

Thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc
Pháp luật - 6 giờ trướcDo có đơn thư khiếu nại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật
Thời sựGĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.