Khóc, cười bệnh…đàn ông: Lạ đời chuyện giữ được vợ vì mắc bệnh yếu sinh lý
GiadinhNet - Dân gian thường gọi chứng bệnh này bằng hàng loạt tên khác nhau như “yếu sinh lý”, “trên bảo dưới không nghe”… Còn các chuyên gia thì gọi bệnh lý này là “rối loạn cương dương”. Hiện có gần 5 triệu đàn ông Việt trên 40 tuổi “dính” căn bệnh khó chịu này. Một con số đáng giật mình!
Tránh vợ như tránh…tà
Một ngày đẹp trời, vợ chồng ông N.B. T (ở TPHCM) kéo nhau đến Bệnh viện Bình Dân gặp chuyên gia “súng ống” – ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học để nhờ giải quyết chuyện… ly hôn.
Thoạt nghe, ai cũng cho là “chuyện buồn cười” vì bác sỹ thì liên quan gì đến chuyện ly hôn. Nhưng trên thực tế, bà vợ ông T có lý do chính đáng. Số là suốt 8 tháng qua, chuyện “gối chăn” của đôi vợ chồng này “cơm không lành, canh không ngọt” vì ông T toàn kiếm cớ lảng tránh vợ. Mỗi buổi tối đến giờ đi ngủ, ông hết lại chuyện “tivi có trận bóng hay” rồi “việc cơ quan nhiều quá trời, phải nghiên cứu tài liệu phục vụ”… để có cớ lăn ra ngủ riêng ngoài phòng khách. Sau thời gian dài để ý thấy điều bất thường ở chồng, vợ ông T sinh nghi và ngày càng quay cuồng với ý nghĩ “Lão ấy đi léng phéng bên ngoài nhiều đến nỗi “đạn dược” không còn đủ mà “hầu vợ”(?!). Ngày qua ngày, vợ ông T xét nét từng ly từng tý lối hành xử lạ lùng của chồng. Rồi đến một ngày, chuyện gì tới cũng phải tới. “Ông không nói rõ là tôi ly dị liền, chứ kiểu này tôi không sống nổi”, vợ ông đưa ra tối hậu thư. Trước tình thế nguy ngập, ông T đành gác sĩ diện đàn ông vốn “cao ngút trời” sang một bên rồi rầu rĩ với vợ: “Thằng nhỏ bệnh rồi, có mần ăn gì được đâu mà bà vu oan cho tôi (!?)”.
Bà vợ nghe vậy vừa lo, vừa bán tín bán nghi không biết chồng mình liệu có chơi “khổ nhục kế” để thoát thân không? Vậy là bà gọi taxi, ấn chồng lên ngồi rồi chở thẳng đến Khoa Nam học. “Bác sỹ xem dùm tình trạng của chồng tôi, nếu ổng có bệnh thật thì tôi ở, còn ổng không có bệnh thì tôi ly dị liền…”, vợ ông T nói với BS Tiến Dũng một câu xanh rờn. Vậy là cuộc thăm khám và các pha xét nghiệm tức tốc thực hiện. Kết quả, ông T giữ được vợ với bệnh lý “rối loạn cương” vì “thằng nhỏ” hư không nghe lời người lớn, cứ toàn 6 giờ mà chẳng chịu 12 giờ. Công cuộc dạy dỗ “thằng nhỏ” cũng lập tức diễn ra sau đó vài ngày, giúp nụ cười vợ ông T trở lại trên môi.
Chuyên gia “súng ống” Tiến Dũng, người từng trải kinh nghiệm “đau thương” khi điều trị “thằng nhỏ” luôn 6 giờ của một quý ông. Ông T.T.H (cũng ở TPHCM), tuổi đã 50, phải gặp BS Tiến Dũng đều đặn vì “thằng nhỏ” cứ ngủ ly bì chẳng chịu thức giấc. Ông H luôn đúng giờ trong suốt 10 lần điều trị, mỗi lần cách nhau 1 tuần đến 10 ngày và luôn dùng loại thuốc xịn nhất. Sau mỗi lần tái khám, BS Tiến Dũng lại hỏi: “Anh thấy kết quả thế nào?”. Ông này luôn miệng: “Dạ, rất tốt”. “Anh thấy hài lòng không?”. “Dạ, rất hài lòng”. “Đối tác có hài lòng không?”. “Dạ, cũng rất hài lòng”. Trong bệnh án của ông H, 10 lần điều trị đều có nội dung tương tự về đánh giá kết quả.
Một ngày đẹp trời, BS Tiến Dũng bỗng nhận cú điện thoại lạ, người gọi tự xưng là vợ ông H, muốn gặp bác sỹ để trao đổi thêm về bệnh tình của chồng. Trong cuộc gặp, vợ ông H “khiếu nại” bác sỹ vì với kết quả điều trị như vậy mà “đối tác” không phải là bà. Hóa ra ông H nỗ lực điều trị “thằng nhỏ” nhưng không phải để phục vụ vợ nhà. BS Tiến Dũng nói vui: Sau vụ việc này, “rối loạn cương” là bệnh lý mà khi tôi tư vấn điều trị phải có mặt “chủ nhân” thực sự của “thằng nhỏ” để tránh rắc rối… ngoài chuyên môn y tế.
Chớ vội cười ai!
Cánh đàn ông với nhau hay mang chuyện “mạnh hay yếu” của “thằng nhỏ” làm trò và cười cợt nhau. Lời khuyên trong trường hợp này là “chớ ai vội cười ai” vì số liệu đáng tin cậy từ BS Tiến Dũng cho hay: Đàn ông từ 40 tuổi trở lên dính “rối loạn cương” với tỷ lệ là 52%. Với tỷ lệ đáng sợ nói trên thì gần 5 triệu đàn ông Việt đang “dính chưởng” bệnh “thằng nhỏ”. Trong khi đó, một khảo sát từ Khoa Nam học đối với các bà vợ của những ông chồng gặp rắc rối với chứng 12giờ, thì 76% phụ nữ tuổi từ 31-40 nói “muốn cải thiện chuyện gối chăn”. Tỷ lệ này ở độ tuổi 41-50 là 59%, còn phụ nữ từ 51 tuổi trở lên thì đến 63% muốn “chuyện gối chăn được cải thiện”. Nhìn vào những con số đầy tính mâu thuẫn trên, BS Tiến Dũng lo lắng: “Bệnh đàn ông, đặc biệt là chứng rối loạn cương dương không hề là “chuyện nhỏ” chút nào, bởi nó gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội”. Một thống kê khác sẽ khiến nhiều người giật mình và tin rằng điều chuyên gia “súng ống” lo lắng là có cơ sở, bởi ở Việt Nam có đến 54% những cuộc ly dị bắt nguồn từ chuyện không còn hòa hợp trong đời sống chăn gối.
Trong vô số bệnh lý, bác sỹ có thể “nhìn mặt đoán bệnh” nhưng với “hội chứng rối loạn 12 giờ” thì trừ phi đích thân “ông lớn” la làng về tình trạng của “ông nhỏ” thì chuyên gia mới biết đường mà tính. Còn nếu “ông lớn” mà sĩ diện hay mặc cảm im thin thít thì “ông nhỏ” đành… chịu chết. Bởi vậy, theo BS Tiến Dũng, quý ông ở Việt Nam đừng nghĩ rằng chỉ có một mình mình đang gánh chịu “tai ương” này mà đây là bệnh lý được ghi nhận cách đây 2.000 năm trước công nguyên. “Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu rối loạn cương, quý ông cần đến cơ sở y tế phù hợp để thăm khám, xét nghiệm và điều trị, bởi tỷ lệ điều trị thành công đối với bệnh lý này ở nước ta hiện đạt 85%”, BS Tiến Dũng cho biết.
Trên thị trường hiện nay, thuốc “tăng bản lĩnh đàn ông” không hiếm, thậm chí rất dễ mua và không đắt đỏ. Tuy nhiên, theo BS Tiến Dũng, người mắc bệnh rối loạn cương vốn đã rất tự ti, mặc cảm vào bản thân, lại dùng thuốc theo cách “tự điều trị” thì hoặc gặp thuốc giả, hoặc trị không đúng nguyên nhân nên tình trạng “thằng nhỏ” vẫn “xìu xìu”. Do đó, người bệnh càng mặc cảm thêm vì nghĩ rằng “thằng nhỏ” hỏng thật rồi (?!). BS Dũng chia sẻ: Đây là tình trạng rất “nguy hiểm” cho người mắc chứng rối loạn cương dương vì họ có nguy cơ mất đi cơ hội được điều trị phù hợp, hiệu quả đến 85%.
Tin vui cho các quý ông, BS Tiến Dũng cho biết: Khoa Nam học (Bệnh viện Bình Dân) sẽ tổ chức tư vấn, khám và kê toa điều trị rối loạn cương miễn phí trong suốt tháng 7/2015.
(Còn nữa)
T.Minh- T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 4 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 5 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 6 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.