Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?

Thứ năm, 08:21 16/01/2025 | Dân số và phát triển

Khoèo chân bẩm sinh là dị tật bẩm sinh về xương và khớp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị trước khi trẻ tập đi, xương bàn chân của trẻ sẽ bị biến dạng vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng lâu dài cho xương, khớp.

1. Khoèo chân bẩm sinh là gì?

Khoèo chân bẩm sinh một dị tật đặc trưng bởi một biến dạng, trong đó mắt cá chân bị xoay vào trong. Bệnh biểu hiện ngay từ khi trẻ sinh ra và có thể được phát hiện thông qua siêu âm trước khi sinh.

Khoèo chân bẩm sinh có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời với các bệnh về thần kinh, cơ và gân khác ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bàn chân khoèo xảy ra cùng với các bệnh khác sẽ khó điều trị hơn so với bàn chân khoèo xảy ra đơn lẻ. Nguyên nhân của khoèo chân bẩm sinh vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình.

Khoèo chân bẩm sinh không tự cải thiện được. Trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu được điều trị thích hợp, phần lớn trẻ có thể đi lại bình thường, mang giày và tham gia các hoạt động thể chất mà không bị đau. Tuy nhiên điều trị chậm trễ sẽ hạn chế khả năng đi lại bình thường và gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cơ xương khớp của trẻ.

Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

Khoèo chân bẩm sinh là dị tật bẩm sinh về xương và khớp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.

2. Các biện pháp điều trị khoèo chân

2.1. Phương pháp Ponseti trị khoèo chân

Phương pháp Ponseti là phương pháp quan trọng nhất để điều trị khoèo chân bẩm sinh. Phương pháp này sử dụng các biện pháp chỉnh hình bằng bó bột để dần dần điều chỉnh sự biến dạng và mang lại hình dáng bình thường cho bàn chân.

Chỉnh hình nhẹ nhàng hàng tuần cho bàn chân bị ảnh hưởng và bó bột từ ngón chân lên đến gần đùi, sẽ dần dần cải thiện tình trạng biến dạng của bàn chân. Quá trình điều trị này thường mất từ 6 đến 8 tuần.

2.2. Cắt gân Achilles

Đây là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để kéo dài gân Achilles . Khi kết thúc quá trình bó bột chỉnh hình Ponseti, hầu hết trẻ sẽ cần một tiểu phẫu kéo dài gân Achilles đang bị căng để điều chỉnh biến dạng gập lòng bàn chân còn lại.

2.3 Nẹp bàn chân khoèo

Sau khi loại bỏ lớp bó bột cuối cùng ở chân, biến dạng của bàn chân đã được chỉnh sửa hoàn toàn và bàn chân đã trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khoèo chân có xu hướng tái phát mạnh vào thời điểm này, nên cần phải nẹp để duy trì kết quả chỉnh hình đã có được. Phương pháp Ponseti yêu cầu sử dụng nẹp dạng bàn chân đặc biệt có liên kết. Ban đầu trẻ cần phải đeo nẹp toàn thời gian, sau đó trong vài năm chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm khi đang ngủ.

Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?- Ảnh 2.

Với phương pháp điều trị thích hợp, phần lớn trẻ sẽ hồi phục.

2.4 Phẫu thuật

Mặc dù phương pháp điều trị Ponseti hiệu quả và có tỷ lệ thành công lên tới hơn 90% đối với những trường hợp khoèo chân đơn giản, nhưng vẫn có một số bệnh nhân vẫn cần phải phẫu thuật để khắc phục hoàn toàn. Để đạt được kết quả tốt, phẫu thuật nên được thực hiện muộn nhất trước khi trẻ được 3 tuổi.

3. Nguyên tắc điều trị khoèo chân bẩm sinh

- Chẩn đoán sớm: Hiệu quả điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh liên quan mật thiết đến tuổi tác. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

- Điều trị toàn diện: Việc điều trị khoèo chân bẩm sinh đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và sử dụng toàn diện phương pháp điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

- Điều trị liên tục: Việc điều trị khoèo chân bẩm sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của trẻ và gia đình cũng như sự kiên trì trong điều trị.

4. Biện pháp phòng ngừa khoèo chân

- Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai: Bà bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và vận động phù hợp khi mang thai để tránh gắng sức quá mức và giảm thiểu khả năng xảy ra dị tật bẩm sinh.

- Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường của thai nhi để kịp thời can thiệp.

- Phát hiện sớm: Cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển của bàn chân của trẻ và tìm cách điều trị kịp thời nếu phát hiện bất thường.

BS. Lê Thị Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Top