Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không chờ bao cấp, nhiều người dân Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện xã hội hóa biện pháp tránh thai

Thứ tư, 14:34 08/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hành vi của người dân về sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Hà Tĩnh từ bao cấp miễn phí đã thay đổi sang dịch vụ, mua bán. Nhiều người dân đã chi trả tiền để chủ động thực hiện các biện pháp KHHGĐ.

Nhận thức người dân đã thay đổi

Ngày 25/2/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 718/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030. Đây là quyết định quan trọng thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số trong tình hình mới.

Là đơn vị tiếp nhận và triển khai thực hiện Đề án 818, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động nhằm thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ bao cấp miễn phí sang dịch vụ, mua bán bởi lâu nay mọi người vẫn cho rằng nhà nước bao cấp các phương tiện tránh thai (PTTT), dịch vụ KHHGĐ.

Theo BS Bùi Quốc Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, hiện nhà nước chỉ miễn phí sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng khó khăn, phần còn lại huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội. Theo số liệu của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, năm 2020, tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai trên địa bàn Hà Tĩnh là 66%.

Ngành Y tế đã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn; tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn khó khăn, đông dân cư, có mức sinh cao và đăng ký về đích nông thôn mới. Việc thực hiện XHH các biện pháp tránh thai cũng được các địa phương chủ động thông qua các hoạt động tiếp thị xã hội, qua mạng lưới cán bộ, cộng tác viên dân số. Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, nhận thức của người dân trong việc chủ động thực hiện KHHGĐ đã được nâng lên, mô hình gia đình ít con ngày càng được nhiều người chấp nhận.

Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cũng đã được cải thiện bởi đưa vào các dịch vụ kỹ thuật cao như: Siêu âm bộ máy sinh sản, soi cổ tử cung, soi tươi và cấp thuốc điều trị cho chị em trong các chiến dịch chăm sóc sức khỏe –KHHGĐ và tư vấn các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người dân.

Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Người dân đã dần quen tự chi trả dịch vụ KHHGĐ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược dân số, mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Chị Trần Thị Thúy ở TP Hà Tĩnh cho hay, ngay từ khi sinh bé thứ 2 được 6 tháng tuổi, chị đã chủ động KHHGĐ. Từ nhu cầu của mình chị đã chủ động sử dụng các dịch vụ tránh thai ngoài thị trường phù hợp với nhu cầu để kế hoạch hóa gia đình.

Không chờ bao cấp, nhiều người dân Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện xã hội hóa biện pháp tránh thai - Ảnh 1.

Cán bộ dân số xã Tùng Lộc - Can Lộc tư vấn sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ tại địa phương

Ngày 20/11/2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 416/KH-UBND thực hiện XHH dịch vụ KHHGĐ, SKSS và cung cấp sản phẩm, dịch vụ dự phòng, sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHH góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước.

Mục tiêu đề ra là đến năm 2030, ít nhất 90% người dân có nhu cầu hiểu biết về PTTT hàng hoá và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS, dự phòng, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu, được tư vấn và sử dụng BPTT, sản phẩm và dịch vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản. 100% cơ quan dân số cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp quản lý, điều phối và tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ triển khai trong Kế hoạch.100% trung tâm y tế các huyện, thành phố thị xã; các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cung cấp XHH PTTT, hàng hóa và KHHGĐ/SKSS...

Đổi mới phương thức truyền thông trong tình hình dịch bệnh

Theo BS Bùi Quốc Hùng, trong điều kiện dịch bệnh dù khó khăn nhưng việc triển khai các hoạt động, đề án dân số ở cơ sở vẫn phải được duy trì thường xuyên, liên tục; hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân. Bởi vậy, tỉnh đã đổi mới hình thức hoạt động, tăng cường công tác truyền thông phù hợp với tình hình mới để kịp thời cung ứng đủ các thiết bị phương tiện tránh thai tiếp tục thực hiện các đề án, chương trình đã đề ra.

Thống kê từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho thấy hiện 216 xã, phường; 13 huyện, thị, thành đều thành lập nhóm zalo để trao đổi công việc; tỷ lệ cán bộ, cộng tác viên dân số thao tác, xử lý công việc qua mạng xã hội khá cao. Bên cạnh phát huy vai trò của các cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở, việc phủ sóng các trang điều hành tác nghiệp, website, fanpage của các phòng truyền thông dân số thuộc trung tâm y tế ở 13 huyện, thành, thị được xem là giải pháp lan tỏa thông tin chính xác, hiệu quả đến người dân.

Chị Nguyễn Thị Hương - cán bộ phụ trách công tác dân số xã Thiên Lộc (Can Lộc) cho biết, các chị đã lập nhóm zalo để trao đổi thông tin đến các cộng tác viên. Công việc trở nên đơn giản mà vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch và vẫn đạt hiệu quả như mong muốn. Qua nhóm này, tuyên truyền cho chị em về các chủ trương, chính sách mới và hoạt động của đề án 818. Các hoạt động cập nhật thường xuyên được đông đảo mọi người tiếp nhận.

Ngoài ra, để đẩy mạnh thực hiện Đề án 818, Hà Tĩnh đang phấn đấu xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào đầu tư kinh doanh theo từng phân khúc thị trường; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân…


H.My – K.Chi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Những chăm sóc chính trong suốt thời kỳ sơ sinh bao gồm giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ luôn được nằm cạnh mẹ; Bú mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu của trẻ…

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi và được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn.

Chuyên gia sản khoa: Nên xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa acid béo ở trẻ 24 giờ sau sinh

Chuyên gia sản khoa: Nên xét nghiệm sàng lọc rối loạn chuyển hóa acid béo ở trẻ 24 giờ sau sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn chuyển hóa acid béo là 1 trong 3 nhóm chính của rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh. Đây là một nhóm các bệnh lý di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa acid béo trong cơ thể.

Top