Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không có cơ sở khoa học khi cho rằng, đỉa có thể sống trong dạ dày

Thứ hai, 07:28 30/03/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mới đây, trên các mạng xã hội Facebook lại rộ lên thông tin có đỉa trong bụng sau khi ăn bánh kẹo có nguồn gốc từ Trung Quốc gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Thực hư của việc này thế nào?

 

Ảnh chụp từ Facebook của một người tự nhận là bác sĩ chia sẻ về ca mổ lấy đỉa trong bụng bệnh nhân gây hoang mang dư luận. 	Ảnh: H.M
Ảnh chụp từ Facebook của một người tự nhận là bác sĩ chia sẻ về ca mổ lấy đỉa trong bụng bệnh nhân gây hoang mang dư luận. Ảnh: H.M

 

Đỉa khó sống trong dạ dày

Một tài khoản có tên "Bác sĩ T.N" chia sẻ trên Facebook cá nhân những hình ảnh về một ca phẫu thuật với nội dung: “Loại kẹo này đã tràn sang Việt Nam, một bệnh nhân ở Tuyên Quang đau bụng vì ăn phải kẹo này. Khi bác sĩ phẫu thuật như tôi đã choáng do thấy trong ổ bụng của bệnh nhân lúc nhúc toàn đỉa. Cách đây không lâu, bọn chúng đã mua đỉa đem về sấy khô tán thành bột và làm thành kẹo. Khi loại kẹo này gặp nước đỉa sẽ sống lại và lớn rất nhanh khi được hút máu”. Kèm theo lời chia sẻ là một số ảnh các con đỉa được cho là gắp ra từ bụng.

Trước những thông tin đỉa sấy khô tán bột cấy vào các loại thực phẩm bánh kẹo để sau khi con người ăn vào sẽ sinh sôi trong bụng người, PGS.TS Nguyễn Văn Đề (ĐH Y Hà Nội) cho rằng, điều đó là không có cơ sở khoa học. Đúng là đỉa có thể gây nguy hại khi hút máu người nhưng không phải môi trường nào đỉa cũng có thể sống, tồn tại được, nhất là trong môi trường dạ dày có nhiều axít. Nếu đỉa thâm nhập được vào cơ thể con người cũng có thể chỉ tồn tại được duy nhất trong môi trường hô hấp không có chất men, axít và kiềm như mũi, xoang và phế quản.

Thực tế, y văn thế giới cũng như Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp bị đỉa ký sinh trong cơ thể người. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từng tiếp nhận một cháu bé 3 tuổi (ở Lào Cai) bị khó thở, hay nôn khan, ho khạc ra máu. Bác sĩ soi đường thở gắp ra dị vật là một con đỉa dài khoảng 15cm. Mặc dù không biết con đỉa chui vào cơ thể bệnh nhi này khi nào nhưng theo người nhà cháu bé, có thể đỉa đã chui vào cơ thể cháu khi cháu đi tắm và uống nước suối.

Những biểu hiện đỉa xâm nhập vào cơ thể

ThS.BS Huỳnh Hồng Quang – Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùn - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng, ông chưa từng tiếp nhận ca bệnh nào có đỉa ký sinh trong cơ thể bắt nguồn từ ăn các thực phẩm như bim bim, bánh kẹo. Còn thực tế, y văn đã ghi nhận những ca bệnh đỉa ký sinh trong cơ thể người. Phần lớn ca bệnh đỉa chỉ di chuyển vào và sống được ở bộ phận của hệ hô hấp. Nguyên nhân là khi đi tắm, ngụp lặn ở ao, sông, suối không cẩn trọng bị đỉa chui vào mũi hoặc xâm nhập qua đường hậu môn. Còn đỉa khô tán nhuyễn trộn trong thực phẩm có thể sinh sôi trong cơ thể người thì chưa có nghiên cứu nào cho biết điều đó. Mọi người không nên hoang mang trước những tin đồn.

Theo các chuyên gia, khi đỉa ký sinh trong cơ thể người, triệu chứng thường gặp là chảy máu liên tục do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn khó nhận biết và khó cầm máu. Thường đỉa vào cơ thể bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản hoặc ở niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục của con người… Tại các cơ quan này, đỉa sẽ hút máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn dẫn đến xuất huyết, ho khạc ra máu. Bệnh nhân có cảm giác đau ngực, khó thở, ho liên tục, đờm có chất nhầy, máu nếu đỉa vào thanh quản. Đỉa ký sinh ở hầu, khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Khi chúng chui vào âm hộ gây chảy máu kéo dài, vào đường sinh dục của nam giới gây chảy máu đường tiết niệu. Trường hợp đỉa chui vào mắt sẽ gây chảy máu ở mắt, người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt.

Các chuyên gia khuyến cáo, một nguyên nhân quan trọng giúp đỉa có thể ký sinh trong cơ thể là do người dân có thói quen uống nước lã từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ. Mọi người nên từ bỏ thói quen này. Đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi và do hít sâu nên đỉa có thể xuống tới phế quản sinh sống trong thời gian dài mà khó phát hiện. Khi bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít chất có mùi cay, mùi hăng. Nếu đỉa bám ở vùng nông, có thể dùng ống soi để gắp đỉa ra, còn vào sâu cần phải dùng dụng cụ chuyên dụng, thậm chí phải mổ mới lấy được ra. Bởi vậy hãy đến các cơ sở y tế.

 

“Đỉa thuộc lớp Hirudinea, ngành giun đốt Annelida có thân mềm và nhầy. Thức ăn của đỉa là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. Tuy là sinh vật lưỡng tính song đỉa không thể tự thụ tinh, chúng sinh sản bằng cách tạo ra nhiều kén nhỏ hình trái xoan, tiếp đó những kén này được thụ tinh bởi một con đỉa khác. Và nếu đỉa sống có vô tình đi vào dạ dày thì cũng khó thể sống được trong môi trường có độ pH axit cùng các men tiêu hóa đậm đặc như dạ dày”.

ThS.BS Huỳnh Hồng Quang

Hà My / Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè

Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè

Sống khỏe - 5 giờ trước

Trứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn trứng vịt vào mùa hè còn là một cách tăng cường sức khỏe, giúp cường thân kiện thể, tiêu thử giáng hỏa, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Vitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực

Sống khỏe - 11 giờ trước

Có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

Sống khỏe - 17 giờ trước

Lợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Top