Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này
GĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.
Nét vẽ bằng phấn - sắc nét như từng thước phim lịch sử
Điều khiến bức tranh gây ấn tượng mạnh không chỉ là kỹ thuật, mà chính là cách thầy Hạnh truyền cảm bằng mỹ thuật. Với con mắt của người làm nghệ thuật và trái tim yêu nước, thầy đã thể hiện: Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh là biểu tượng cho sự sụp đổ của chia cắt; lá cờ đỏ sao vàng tung bay là biểu tượng của niềm tự hào và hòa bình; đoàn quân giải phóng đang tiến vào, khơi gợi sự quyết liệt, mạnh mẽ nhưng cũng đầy nhân văn. Bên cạnh đó, màu xanh rợp cây, sân Dinh, bối cảnh đặc trưng đưa người xem ngược dòng ký ức về khoảnh khắc "thống nhất non sông, thu về một mối".
Chi sẻ với PV Gia đình & Xã hội, thầy Hạnh nói: "Tôi dạy mỹ thuật, nhưng tôi nghĩ nếu mỹ thuật không kể được câu chuyện của đất nước, thì nó là vô nghĩa. Tôi không vẽ rõ số hiệu xe tăng. Tôi muốn học trò được tự mình tưởng tượng, tự cảm nhận. Mỗi em sẽ nhìn thấy lịch sử qua chính đôi mắt và trí tưởng tượng của mình".

Bức tranh bằng phấn bảng của thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh - giáo viên Mỹ thuật duy nhất tại Trường phổ thông Hermann Gmeiner, còn được biết đến là làng trẻ SOS thành phố Vinh.
Lịch sử không chỉ được học mà được cảm nhận qua từng nét vẽ
Giữa thời đại công nghệ số, lịch sử với nhiều học sinh có thể là những con số, mốc thời gian khô khan. Nhưng với bức tranh phấn của thầy Hạnh, lịch sử trở nên sống động, gần gũi và thấm đẫm cảm xúc.
Có lẽ ít ai nghĩ rằng một bức tranh phấn lại trở thành bài học yêu nước sinh động và chạm đến tận cùng cảm xúc như vậy. Không khẩu hiệu, không kịch bản hoành tráng chỉ một hành động nhỏ, nhưng lại khơi dậy cả một không gian văn hóa, lịch sử thiêng liêng.

Người thầy đến từ vùng đất miền Trung đã cho ra đời nhiều tác phẩm bằng phấn, tái hiện lại nét đẹp lịch sử, danh lam thắng cảnh hùng vĩ ở Việt Nam.
Thầy Hạnh nói: "Tôi không muốn học sinh chỉ học để thi. Tôi muốn các em thấy mình là một phần của dòng chảy dân tộc. Khi học sinh hiện nay nhiều em không còn hứng thú với những mốc thời gian thì trách nhiệm của người thầy là làm sống lại quá khứ bằng hình ảnh, bằng cảm xúc, bằng sự rung động chân thành.
Tôi vẽ không phải để học trò nhớ từng chi tiết mà để các em biết trân trọng tự do, yêu lấy đất nước này bằng cả trái tim mình. Bức vẽ rồi sẽ xoá đi, nhưng nếu thông điệp giữ lại trong lòng các em, thì giáo dục lịch sử mới thực sự đi vào đời sống".
Là một người thầy dạy mỹ thuật nhưng cách thầy Nguyễn Trí Hạnh truyền cảm hứng cho học trò khiến nhiều người gọi thầy là "người giữ lửa ký ức" - một người thầy không chỉ truyền tải kiến thức bằng lời, mà bằng cảm xúc.

Bức tranh bằng phấn của thầy Nguyễn Trí Hạnh mô tả khoảnh khắc quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần dân tộc.
Lòng tri ân thầm lặng qua từng nét phấn
30/4 – 1/5 hiện nay với nhiều người là một dịp nghỉ lễ, nhưng với những thầy cô như thầy Nguyễn Trí Hạnh, đó là ngày cần được sống lại, kể lại và thấu hiểu bằng tất cả sự trân trọng.
Từng nét phấn trắng rơi trên bảng là một lời nhắc: "Tự do không đến từ may mắn, mà từ những hy sinh không tên". Bức tranh không chỉ để nhớ quá khứ, mà còn để nuôi dưỡng hiện tại. Để học sinh biết rằng, việc đến trường hôm nay, việc cất tiếng hát quốc ca, việc sống trong hoà bình là thành quả của bao nhiêu thế hệ cha ông đi trước.
Người ta thường nói: "Nếu quá khứ bị quên lãng, tương lai sẽ lạc hướng" và bức tranh bằng phấn của thầy Nguyễn Trí Hạnh đã thực sự trở thành ngọn hải đăng nhỏ nhắc nhở rằng lịch sử không chỉ để học, mà để hiểu, để sống và để gìn giữ. Dẫu là một nét phấn mong manh, nhưng bức tranh ấy đã vẽ nên hình hài tổ quốc trong tim những học sinh hôm nay. Giữa những thứ dễ quên, có những điều phải được nhớ. Và lịch sử chính là điều như thế.
"Dạy vẽ là nghề của tôi, nhưng khơi dậy tình yêu nước lại là nghĩa vụ của người làm giáo dục. Tôi tin rằng, trách nhiệm giáo dục lịch sử không phải là trách nhiệm riêng của một bộ môn nào cả.
Mỗi người làm giáo dục đều có thể góp phần giữ gìn kỹ ức dân tộc bằng chính chuyên môn, bằng sự sáng tạo và bằng tình yêu đất nước. Với tôi, viên phấn là cọ, bảng đen là giấy và lịch sử chính là 'chất liệu' làm nên cuộc sống ngày nay". - Thầy Nguyễn Trí Hạnh chia sẻ.
"Thầy không dạy Lịch sử. Nhưng thầy tin rằng mỗi người đều có thể kể lại lịch sử bằng nghề của mình, bằng trái tim của mình. Thầy chọn viên phấn, bảng đen, và bức vẽ như một cách để nhắc các em: Tự do hôm nay không phải điều ngẫu nhiên. Nó được đánh đổi bằng máu, mồ hôi, và cả tuổi xuân của bao thế hệ cha anh.
Là người trẻ, các em có thể không sống trong chiến tranh. Nhưng hãy sống có trách nhiệm với hòa bình. Hãy sống sao để mỗi việc mình làm, mỗi lời mình nói… đều không phụ sự hy sinh ấy. Bức tranh thầy vẽ rồi cũng sẽ xoá. Nhưng ý thức giữ gìn lịch sử và lòng yêu nước, nếu thắp lên trong tim các em, thì sẽ không bao giờ phai". - Thầy Nguyễn Trí Hạnh nhắn thủ tới thế hệ trẻ Việt Nam.

Tin sáng 19/7: Bão số 3 Wipha chính thức vào Biển Đông sáng 19/7; Hà Nội hạ điểm chuẩn lớp 10 THPT công lập
Đời sống - 29 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, 7h sáng thứ hôm nay (19/7), bão Wipha sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 10 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Hồ rộng hàng ngàn m2 bị 'bức tử', Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý nghiêm
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Dù nằm trong danh mục ao, hồ không được san lấp của TP Hà Nội, thế nhưng, hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ) vẫn đang bị hàng loạt công trình kiên cố ngang nhiên lấn chiếm, đổ thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận.

4 tháng sinh Âm lịch mang mệnh vô ưu: Người an nhàn, nhà sung túc, hậu vận rực rỡ
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Không phải ai sinh ra cũng mang mệnh an nhàn, nhưng nếu thuộc 1 trong 4 tháng sinh Âm lịch dưới đây, cuộc sống của bạn có thể đã được "lập trình" sẵn với sự may mắn, trí tuệ và phúc đức vượt trội.

Học sinh đi xe máy dưới 50cc có phải đăng ký biển số xe?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Theo quy định, học sinh đi xe máy dưới 50cc cần phải đăng ký xe và gắn biển số. Vậy thủ tục, quy trình đăng ký biển số xe được thực hiện thế nào?

Những con giáp không khoe khoang, không thị phi nhưng thực chất là cao thủ kiếm tiền
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần ồn ào hay khoa trương, những con giáp này sống giản dị, kín tiếng nhưng cực kỳ bản lĩnh. Họ âm thầm tích lũy tài sản bằng chính năng lực của mình.

Hà Nội đề xuất hỗ trợ đổi xe điện: Người dân có thể nhận đến 5 triệu đồng/xe
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Hà Nội sắp hỗ trợ 3–5 triệu đồng cho người dân đổi sang xe điện. Hộ nghèo nhận tối đa 5 triệu, chính sách áp dụng đến hết năm 2030.

'Mời đoàn mình di chuyển lên núi giúp em' – câu nói đang 'leo top' cõi mạng vì quá dễ 'chế'
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Câu nói “mời đoàn mình di chuyển lên núi giúp em” từ một clip du lịch bất ngờ gây bão mạng, được Gen Z 'chế cháo' khắp TikTok, Facebook, Threads...

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Từng gây tai nạn 'kinh hoàng'
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an, nhà xe Quang Mười, tỉnh Quảng Ninh trong quá khứ đã gây ra nhiều vụ va chạm nghiêm trọng ở một số tỉnh, thành.

Hà Nội: Chính thức hoàn thành việc phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập'
Đời sốngGĐXH - Tòa nhà 'Hàm cá mập' đã gần hoàn thành công việc phá dỡ, chỉ còn công tác vệ sinh và thu gom phế liệu xây dựng.