Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người thầy giáo có bàn tay kỳ diệu biến bảng đen thành những bức tranh phấn 'độc nhất vô nhị'

Thứ hai, 15:00 17/03/2025 | Đời sống

GĐXH - Những nét phấn tưởng chừng đơn giản lại 'biến hóa' thành những hình ảnh sống động giúp học trò không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn say mê từng bài giảng.

Giữa thời đại công nghệ với giáo án điện tử và màn hình trình chiếu, thầy Nguyễn Trí Hạnh vẫn giữ cho mình một cách dạy học rất riêng - nơi bảng đen không chỉ là công cụ giảng dạy mà còn là một 'bức toan' của người nghệ sĩ thầm lặng. Người thầy ấy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn biến mỗi tiết học thành một buổi trình diễn của hội hoạ, khiến học trò yêu thích và cảm nhận văn hoá tốt hơn.

Vậy điều gì đã khiến thầy gắn bó với những viên phấn trắng và biến chúng thành nguồn cảm hứng bất tận cho học trò? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với thầy Nguyễn Trí Hạnh - giáo viên Mỹ thuật duy nhất tại Trường phổ thông Hermann Gmeiner, còn được biết đến là làng trẻ SOS thành phố Vinh.

Thầy giáo có bàn tay kỳ diệu: 'Khi giảng đường hoá thành triển lãm' - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Trí Hạnh - giáo viên mỹ thuật tại Trường phổ thông Hermann Gmeiner.

PV: Chào thầy! Cảm ơn thầy đã dành thời gian để trò chuyện với chúng tôi. Trước tiên, thầy có thể chia sẻ một chút về cơ duyên nào đã đưa thầy đến với việc vẽ tranh bằng phấn không?

Thầy N.T.Hạnh: Tôi là một giáo viên, hằng ngày sử dụng viên phấn để giảng dạy cho học sinh. Sau những lần tôi vẽ cho hội khoá lớp, tôi có ý tưởng tại sao mình không sử dụng chất liệu phấn này để sáng tác những câu chuyện có nội dung.

Trong quá trình dạy, tôi hay thị phạm (làm mẫu) cho học sinh, mỗi lần thị phạm thì thực tế học sinh hiểu hơn và có nguồn cảm hứng hơn. Sau này, tôi có ý định đi 63 tỉnh thành để dạy cho những giáo viên miễn phí, lan tỏa chất liệu này cho những giáo viên tỉnh bạn. Chính vì vậy, mỗi tỉnh đi qua tôi đều muốn có một vài tác phẩm để đưa lên cho mọi người biết đó là văn hóa địa phương.

PV: Thầy có thể chia sẻ một tác phẩm hoặc dự án vẽ tranh bằng phấn mà thầy tâm đắc nhất về di sản không? Theo thầy, điều gì làm cho di sản văn hoá Việt Nam trở nên đặc biệt và đáng được lưu giữ?

Thầy giáo có bàn tay kỳ diệu: 'Khi giảng đường hoá thành triển lãm' - Ảnh 2.

Thầy Hạnh cho biết, để vẽ được một tác phẩm nào đó, đích thân thầy sẽ phải đến từng địa danh, chiêm ngưỡng và cảm nhận thực tiễn để truyền tải danh lam thắng cảnh vào tranh một cách chân thực nhất.

Thầy N.T.Hạnh: Vẽ bằng phấn không có sự lan màu, đòi hỏi kỹ thuật riêng và sự sáng tạo để truyền tải màu sắc. Những tác phẩm của tôi đều là những tác phẩm tâm đắc cả. Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng.

Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời với nền văn hoá đặc biệt như: văn hoá tâm linh, văn hoá phi vật thể,... Mỗi vùng miền có những điểm đặc biệt và giá trị văn hoá di sản riêng và chuyện lưu giữ những văn hoá bằng cách vẽ lại những tác phẩm địa phương đó. Đó là cách gìn giữ văn hoá lâu nhất.

Thầy giáo có bàn tay kỳ diệu: 'Khi giảng đường hoá thành triển lãm' - Ảnh 3.

Bức tranh vẽ bằng phấn của thầy Hạnh tri ân những người mẹ Việt Nam nhân ngày 8/3.

PV: Khi vẽ về di sản, thầy lựa chọn chủ đề như thế nào? Có tiêu chí gì để đưa ra một nét văn hóa vào tranh không?

Thầy N.T. Hạnh: Đối với tôi, các tác phẩm chủ yếu là những di sản về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương của tỉnh đó. Để đưa được điều này vào tác phẩm, trước hết, tôi phải hiểu và thực tế phải đi, phải tận mắt nhìn thấy và cảm nhận để đưa vào hình ảnh thật nhất trong tranh. Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu về địa phương đó thông qua bạn bè, tìm hiểu thông qua sách báo để có một tác phẩm hoàn thiện nhất, đúng tinh thần với danh lam thắng cảnh đó.

Khi đưa một nét văn hoá vào tranh, tôi cân nhắc rất kĩ về tính thẩm mỹ, ý nghĩa và sự tôn trọng đối với nền văn hoá đó. Trước hết, bức tranh phải phản ánh đúng bản chất và giá trị của nét văn hoá. Để làm điều này, chắc chắn tôi phải nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa, biểu tượng liên quan để tránh bị xuyên tạc hoặc hiểu sai.

Nếu là văn hoá thiêng liêng hoặc có yếu tố tâm linh thì cần thể hiện sự tôn trọng, tránh làm mất đi giá trị gốc hoặc biến tấu quá mức khiến người xem không nhận ra được nét văn hoá đó.

Bức tranh về Hoàng Thành Huế đang dần được hoàn thiện.

PV: Trong quá trình sáng tạo, thầy có gặp khó khăn gì không? Chẳng hạn như làm sao để tranh phấn - một chất liệu dễ phai có thể lưu giữ được lâu dài.

Thầy N.T.Hạnh: Đối với phấn bảng là một môn nghệ thuật độc bản, khi tôi chấp nhận sáng tạo và thực hiện nghệ thuật bằng phấn bảng thì tôi phải chấp nhận rằng sau đó tôi sẽ xoá đi. Sau khi vẽ xong 15 phút, tôi xoá luôn. Nhưng bây giờ lưu giữ ổn nhất là lưu giữ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,...

Một số học trò cũng làm điều này như một cách để giữ lại những kỷ niệm đẹp. Tôi cho rằng, giá trị lớn nhất của tranh phấn không nằm ở sự tồn tại lâu dài mà ở khoảnh khắc nó truyền cảm hứng.

PV: Thầy nghĩ gì về việc dùng tranh phấn để dạy học và truyền cảm hứng về di sản cho học sinh?

Thầy N.T.Hạnh: Tôi nghĩ rằng dùng tác phẩm tranh phấn dạy học sinh về văn hoá di sản là cách trực tiếp gieo những văn hoá truyền thống tốt đẹp nhất đến với học sinh thông qua các tác phẩm vẽ tranh trên bảng của tôi. Khi học sinh nhìn thấy một hình ảnh trực quan, sinh động về một địa danh lịch sử, một biểu tượng truyền thống hay một câu chuyện dân gian, các em sẽ dễ dàng kết nối và cảm nhận giá trị của nó hơn.

Thầy giáo có bàn tay kỳ diệu: 'Khi giảng đường hoá thành triển lãm' - Ảnh 5.

Những tác phẩm của thầy vừa thể hiện niềm đam mê nghệ thuật vẽ bảng, vừa truyền tải những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn đến người xem.

PV: Học sinh có phản ứng như thế nào khi tiếp cận các tác phẩm tranh phấn của thầy?

Thầy N.T.Hạnh: Tôi may mắn vì được dạy ở Trường Phổ thông Hermann Gmeiner. Ở đây không chỉ lãnh đạo, đồng nghiệp mà học sinh rất ủng hộ những tác phẩm của tôi. Các em cũng hay dùng những "lời có cánh" để nhận xét về tranh của tôi. Vì có sự ủng hộ đó nên tôi mới có ngày hôm nay.

Ban đầu cũng có nhiều em học sinh bất ngờ vì không nghĩ rằng phấn trên bảng có thể tạo ra những bức trang đẹp đến vậy. Nhiều em còn chụp tranh lại và chia sẻ lên mạng xã hội. Điều đó làm tôi cảm thấy rất vui vì biết rằng tranh phấn không chỉ giúp học mà còn truyền cảm hứng sáng tạo cho học trò.

PV: Theo thầy, làm sao để thế hệ trẻ ngày nay có thể hiểu và yêu thích di sản văn hoá hơn?

Thầy N.T.Hạnh: Tôi mong muốn thế hệ trẻ gìn giữ, bảo tồn, phát huy tinh thần truyền thống và gìn giữ di sản văn hoá ở Việt Nam ta. Tôi sẽ vẽ, sản sinh ra tác phẩm và để học sinh nhìn vào biết được những văn hoá truyền thống lịch sử của ông cha ta ngày trước.

Ngoài ra, tôi cũng nghĩ rằng, cách tốt nhất để các em cảm nhận được giá trị thực sự của di sản là thay vì chỉ học qua sách vở, hãy đưa các em học sinh đến tận nơi, để các em nhìn, chạm, nghe và cảm nhận. Bên cạnh đó, các em cũng có có thể sử dụng nghệ thuật, giống như cách tôi sử dụng tranh phấn, để kể lại câu chuyện văn hoá theo cách gần gũi, sáng tạo.

Quan trọng nhất, di sản phải được truyền tải theo cách hiện đại, sống động, để thế hệ trẻ cảm thấy đó là một phần của cuộc sống chứ không chỉ là những câu chuyện xa xưa.

Thầy giáo có bàn tay kỳ diệu: 'Khi giảng đường hoá thành triển lãm' - Ảnh 6.

Quan trọng nhất, nội dung trong tranh phải được truyền tải theo cách hiện đại, sống động, để thế hệ trẻ cảm thấy đó là một phần của cuộc sống chứ không chỉ là những câu chuyện xa xưa.

PV: Thầy có từng nghĩ đến việc đưa tranh phấn vào các sự kiện văn hóa, triển lãm hoặc không gian công cộng không?

Thầy N.T.Hạnh: Rất nhiều cuộc triển lãm mời tôi nhưng tôi cảm thấy mình chưa có gì để triển lãm cả, đó là những cuộc triển lãm vật lý có tác phẩm cụ thể. Còn tác phẩm của tôi thì sau khi vẽ xong thì xoá rồi. Cuộc triển lãm lớn nhất của cuộc đời tôi là đăng trên các nền tảng xã hội, được học hỏi từ công chúng và được thế hệ trẻ ủng hộ. 

PV: Nếu được lựa chọn một di sản để vẽ và lan tỏa hình ảnh rộng rãi, thầy sẽ di sản nào? 

Không chỉ là một giáo viên, thầy Nguyễn Trí Hạnh còn là một người kể chuyện bằng phấn, mang di sản văn hoá đến gần hơn với thế hệ trẻ qua từng nét vẽ. Dù tranh phấn có thể bị xoá đi sau mỗi buổi học nhưng cảm hứng mà thầy mang đến sẽ còn mãi.

Có thể thấy rằng, bằng sự sáng tạo, tâm huyết và lòng yêu nghề, thầy đang chứng minh rằng, giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là khơi gợi tình yêu văn hoá, lịch sử trong mỗi học sinh, giúp các em trân trọng hơn vẻ đẹp của di sản Việt Nam.

Thầy N.T. Hạnh: Đất nước ta rất nhiều di sản văn hoá nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn nổi tiếng đối với những du khách quốc tế như: Hang Đồng, Cố đô Huế,.... Tôi nghĩ không nhất thiết phải lựa chọn gì để vẽ cả. Tôi mong muốn sẽ vẽ lại tất cả những địa phương mà tôi từng đi qua. Thông qua những tác phẩm đó, tôi hy vọng các thế hệ học sinh sau này sẽ hiểu hơn về văn hoá, lịch sử của thế hệ cha anh ta.

PV: Trong tương lai, thầy có kế hoạch gì để phát triển nghệ thuật tranh phấn và gắn kết nó với việc bảo tồn văn hoá Việt Nam?

Thầy N.T. Hạnh: Chắc chắn rồi. trong tương lai tôi có kế hoạch rất dài, đó là đi 63 tỉnh thành và vẽ lại danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các địa phương. Dù tranh phấn là một loại hình nghệ thuật tạm thời, nhưng giá trị mà nó truyền tải có thể sống mãi trong nhận thức của người xem. Và đó chính là điều tôi muốn hướng tới trong hành trình sáng tạo của mình.

PV: Xin cảm ơn thầy về cuộc trò chuyện thú vị này!

Thầy giáo Nguyễn Minh Quý: 'Tôi không muốn học trò của mình đánh mất tuổi thơ trong áp lực học thêm'Thầy giáo Nguyễn Minh Quý: "Tôi không muốn học trò của mình đánh mất tuổi thơ trong áp lực học thêm"

GĐXH - Với tâm huyết của một nhà giáo, thầy giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) không chỉ nhìn nhận đây là một vấn đề nan giải, mà còn là hồi chuông cảnh báo về áp lực đè nặng lên vai học sinh và giáo viên.

Thông tin mới nhất về vụ tìm ân nhân cho vay 8 chỉ vàng 20 năm trướcThông tin mới nhất về vụ tìm ân nhân cho vay 8 chỉ vàng 20 năm trước

GĐXH - Hơn 20 năm trước, một người phụ nữ ở Phú Thọ từng được một ân nhân xa lạ cho vay vàng chữa bệnh mà không cần giấy tờ hay điều kiện gì. Nay khi cuộc sống đã ổn định, chị viết tâm thư tha thiết tìm lại người giúp đỡ mình năm xưa để trả ơn và nói lời cảm tạ.

Độc đáo trải nghiệm mô hình kinh doanh dành cho người tự kỷ tại Hà NộiĐộc đáo trải nghiệm mô hình kinh doanh dành cho người tự kỷ tại Hà Nội

GĐXH - Nằm trên con phố Mai Anh Tuấn (quận Đống Đa, Hà Nội), VAPs (Vietnam's Autism Projects) là nơi làm việc của những nhân viên mắc chứng tự kỷ. Vượt qua nhiều rào cản, mô hình này đã mang đến những câu chuyện đầy cảm hứng về sự nỗ lực và thay đổi.


Bảo An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm 2026, đây là trường hợp duy nhất được cấp thẻ căn cước vô thời hạn

Năm 2026, đây là trường hợp duy nhất được cấp thẻ căn cước vô thời hạn

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thẻ căn cước sẽ có thời hạn sử dụng và phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Trường hợp nào được cấp thẻ căn cước vô thời hạn?

Danh sách các con giáp may mắn nhất 6 tháng đầu năm Ất Tỵ 2025

Danh sách các con giáp may mắn nhất 6 tháng đầu năm Ất Tỵ 2025

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Năm Ất Tỵ thuộc hành Hỏa, mang đến một năm đầy năng lượng, sáng tạo và vận may trong công việc cũng như tài chính cho một số con giáp.

Dự báo tử vi tháng 4 âm lịch Ất Tỵ 2025 tuổi Tý và cách khai tài vượng vận để cả tháng may mắn

Dự báo tử vi tháng 4 âm lịch Ất Tỵ 2025 tuổi Tý và cách khai tài vượng vận để cả tháng may mắn

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tử vi tháng 4 tháng âm lịch dự báo, con giáp này bước vào giai đoạn thuận lợi, đáng mong chờ nhất. Để thu hút vận khí tốt, con giáp này nên nắm bắt các lĩnh vực dưới đây.

Hình ảnh đáng yêu của em bé 8 tháng tuổi được đi chơi lễ 30/4

Hình ảnh đáng yêu của em bé 8 tháng tuổi được đi chơi lễ 30/4

Đời sống - 10 giờ trước

Chú bé trong trang phục vệ quốc đoàn được bố mẹ cho đi chơi dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Việc đầu tiên người trẻ làm sau lễ diễu binh 30/4

Việc đầu tiên người trẻ làm sau lễ diễu binh 30/4

Đời sống - 11 giờ trước

Sau đại lễ 30/4, hàng trăm tình nguyện viên và người dân nán lại thu gom rác trên các tuyến đường trung tâm TPHCM. Hành động đẹp sau hơn 12 tiếng xếp hàng, ngủ vỉa hè chờ xem diễu binh thể hiện ý thức cộng đồng và sự trân trọng với ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Tháng sinh Âm lịch của người có phúc khí dồi dào nhờ đó mà cuộc đời luôn thịnh vượng

Tháng sinh Âm lịch của người có phúc khí dồi dào nhờ đó mà cuộc đời luôn thịnh vượng

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tử vi, người sinh vào 5 tháng Âm lịch dưới đây có tính cách chính trực, phúc đức dồi dào nhờ đó mà "chinh phục" được không ít quý nhân, cuộc sống luôn thuận lợi, suôn sẻ.

Tái thiết bản đồ hành chính dự kiến ở Việt Nam: "Hơi thở mới của tinh thần 30/4"

Tái thiết bản đồ hành chính dự kiến ở Việt Nam: "Hơi thở mới của tinh thần 30/4"

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đang đứng trước một cột mốc hành chính mới: dự kiến sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố để giảm còn 34 tỉnh, thành trên cả nước. Cuộc cải tổ này được kỳ vọng sẽ giúp tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Người chỉ huy xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập bén duyên qua những lá thư

Người chỉ huy xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập bén duyên qua những lá thư

Đời sống - 1 ngày trước

"Ngày ấy, thấy ưng là cưới thôi vì người lính chẳng có thời gian tìm hiểu lâu, chủ yếu yêu nhau qua những lá thư", cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn – chỉ huy xe tăng 390 huyền thoại húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 – chia sẻ.

Hé lộ danh tính cô gái 9x phát biểu trên sóng trực tiếp tại lễ diễu binh, diễu hành 30/4

Hé lộ danh tính cô gái 9x phát biểu trên sóng trực tiếp tại lễ diễu binh, diễu hành 30/4

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Huỳnh Mạnh Phương (Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TPHCM, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Đại học Quốc gia TPHCM) đã phát biểu suy nghĩ tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Người dân dậy từ sáng sớm đến thăm Lăng Bác ngày 30/4

Người dân dậy từ sáng sớm đến thăm Lăng Bác ngày 30/4

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 30/4, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã đổ về Quảng trường Ba Đình chờ để được dự lễ chào cờ và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Top