Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không thể thực hiện Đề án thu phí nội đô để giảm ùn tắc vào năm 2024?

Thứ tư, 18:42 19/10/2022 | Xã hội

GiadinhNet - Chuyên gia giao thông hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm ùn tắc nội đô nhưng triển khai, thực hiện thế nào để vừa có lợi cho dân, cho xã hội và vừa hợp lòng dân là điều quan trọng.

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thí điểm thu phí vào nội đô, mức phí 50.000 - 100.000 đồng/lượtNăm 2024, Hà Nội dự kiến thí điểm thu phí vào nội đô, mức phí 50.000 - 100.000 đồng/lượt

GiadinhNet - Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) và Trung tâm Tư vấn phát triển GTVT - Trường Đại học GTVT (đơn vị tư vấn) vừa báo cáo Sở GTVT Hà Nội về tiến độ xây dựng Đề án "Thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông".

Đề án "Thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông" của Hà Nội đang gây tranh cãi.

Nhiều ý kiến cho rằng, Đề án không phải là giải pháp bền vững, nhân văn trong "công cuộc" trong giảm/chống ùn tắc ở khu vực nội thành Hà Nội. Mọi gánh nặng sẽ chỉ "đè" lên "túi tiền" người dân.

Bởi vấn đề cốt lõi gây ra ùn tắc trong nội thành Hà Nội chính là quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng, mức tăng dân số.

Ông Nguyễn Hùng Thanh (46 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra tắc đường. Trong đó gốc rễ là công tác quy hoạch đô thị với số lượng nhà cao tầng "mọc" lên như "nấm", trong khi hạ tầng giao thông không thể hoặc chưa thể đáp ứng.

Hà Nội: Sau một tháng thí điểm phân làn, đường Nguyễn Trãi giảm ùn tắc không? - Ảnh 2.

Bởi vậy, để giảm ùn tắc, giải pháp đồng bộ là quy hoạch tổng thể thành phố khoa học, hợp lý. Trong khi chờ hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, tạm thời không xây thêm nhà cao tầng.

Thứ hai, xây dựng các vành đai, đưa các cơ quan, xí nghiệp ra khỏi vùng lõi Thủ đô.

Thứ ba, hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng như xe buýt điện, đường sắt trên cao, tiến tới tàu điện ngầm.

Thứ tư, đưa toàn bộ đường sắt quốc gia ra khỏi vùng ngoại ô.

Theo ông Thanh: "Chưa có quy hoạch thì giải pháp chưa căn cơ và sẽ gây ách tắc hơn vì người dân chưa có lựa chọn nào khác".

Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Mai (54 tuổi, ở Cầu Giấy) cho rằng: "Không thu sẽ không tắc, thu sẽ tắc ngay từ các cửa ngõ vào Thủ đô bởi quy hoạch hiện tại không phù hợp để bố trí thêm các trạm thu phí. Sau này nếu thu phí, chỉ nên thu phí xe từ ngoài vành đai 4 (vành đai 4 dự kiến đi vào hoạt động năm 2027)".

Ông Hà Văn Thái (32 tuổi, ở Mê Linh) nhận định, đề án thu phí vào nội đô để giảm ùn tắc sẽ không giải quyết được bài toán giảm các phương tiện giao thông lưu hành trong thành phố. Bởi những người từ ngoại ô sẵn sàng mua phí để vào nội đô khi có nhu cầu, dù mức phí cao hay thấp. Đơn cử như cấp cứu, khám chữa bệnh, nhập viện. Như vậy, vô hình chung, Hà Nội đang "đẻ" ra thêm một loại phí trong khi người đi xe đang phải nộp hàng chục loại phí khác.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm tùn tắc của Hà Nội. Tuy nhiên, "cái mà chúng tôi quan tâm đến là chủ quyền, chủ trương có đúng đắn, có lợi cho xã hội, cho dân và được lòng dân hay không (?)", ông Liên khẳng khái.

Không thể thực hiện Đề án thu phí nội đô để giảm ùn tắc vào năm 2024 - Ảnh 2.

Ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm ùn tắc nội đô nhưng triển khai, thực hiện thế nào để vừa có lợi cho dân, cho xã hội và vừa hợp lòng dân là điều quan trọng.

Theo ông Liên, triển khai Đề án sẽ phải giải quyết vấn đề, như chuyển đổi số, con người, mặt bằng…

Đầu tiên, Đề án có thể thực hiện khi và chỉ khi chuyển đổi số thành công. Nghĩa là mỗi xe ô tô phải được trang bị một thẻ trừ phí tự động, thông qua ngân hàng. Đi đến đâu, đến trạm nào, số tiền nộp phải hiện ra trước mắt người lái xe. Điểm này, một số nước trên thế giới đang thực hiện tốt, như Singapore.

Vấn đề thứ 2 cần giải quyết là Hà Nội không chỉ có 100 lối ra vào nội đô, mà có hàng trăm lối vào với đường dân sinh, ngõ ngách. Nếu người dân lựa chọn đường tránh để "né" thu phí, sẽ như thế nào?

Vấn đề thứ 3 cần giải quyết là xe các tỉnh có được vào nội đô không? Nếu không được vào, có cấm được không? Nếu được vào, phương án trông giữ xe ra sao? Lấy đất ở đâu làm bãi trông giữ xe hay sẽ làm tăng thêm tình trạng ùn tắc nội đô?

Ông Bùi Danh Liên khẳng định, việc thu phí rất phức tạp, không đơn giản.

Đề án giảm ùn tắc không phải là giải pháp thực sự để giảm ùn tắc, mà còn gây áp lực lên túi tiền người tiêu dùng. Bởi vào nội đô, không chỉ có trên dưới 100 trạm thu phí vào nội đô, mà ở các trục đường hướng về Hà Nội như cao tốc nội bài Lào Cai, Quảng Ninh… người dân cũng phải chi trả một khoản nhất định khi di chuyển tới Hà Nội.

"Hơn nữa, ô tô trước khi lăn bánh, người mua, người sử dụng phải đóng phí sử dụng đường bộ, chi phí cao tốc, giá xăng lên xuống, bây giờ, người đi ô tô phải chi trả thêm "phí vào nội đô", vậy chẳng khác nào phí chồng phí. Điều này rất trái khoáy bởi tất cả đều "đè" vào túi tiền người dân", ông Liên cho hay.

Ông Liên cho rằng, Hà Nội cần "giải quyết" đề xuất di dời các trụ sở cơ quan, xí nghiệp, nhà máy ra khỏi nội đô và "giải quyết" quy hoạch hạ tầng. "Quy hoạch hạ tầng hiện đã có sự "lỗi" nhất định khi đoạn đường Lê Văn Lương chỉ hơn 2km mà có đến hơn 40 chung cư", ông Liên nói.

Cho nên, ông Liên cho rằng, đề án này chưa thể triển khai trong năm 2024. "Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương giảm/chống ùn tắc nhưng phương pháp thực hiện như thế nào để có lợi cho dân, cho xã hội, được dân đồng thuận, đồng lòng là quan trọng hơn cả. Hơn nữa, giải quyết ùn tắc có gây nên ùn tắc nội đô thì cần phải xem xét, cân nhắc, đánh giá kỹ hơn", ông Liên khẳng định.

Thu phí ô tô vào nội đô sẽ tác động sâu rộng đến người dân Hà Nội và các tỉnhThu phí ô tô vào nội đô sẽ tác động sâu rộng đến người dân Hà Nội và các tỉnh

GiadinhNet - Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đề án thu phí xe ô tô vào nội đô sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do đó, khi hoàn thiện đề án sẽ lấy ý kiến của người dân.

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt tạm giam người đàn ông cùng lúc lừa tình, tiền 9 phụ nữ

Bắt tạm giam người đàn ông cùng lúc lừa tình, tiền 9 phụ nữ

Pháp luật - 9 giờ trước

Khi phát hiện mình bị lừa số tiền lớn, nhóm phụ nữ bắt đầu tìm hiểu thì biết mình không phải nạn nhân duy nhất, thậm chí có người còn đang mang thai với ông San.

Người mẹ sốc khi học bạ toàn điểm 10 của con bị Trường Ams loại hồ sơ

Người mẹ sốc khi học bạ toàn điểm 10 của con bị Trường Ams loại hồ sơ

Giáo dục - 9 giờ trước

(Dân trí) - Chị Đ.T.P. tự tin mang hồ sơ chỉ toàn điểm 10 của con đi dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội), nhưng hai ngày sau, hồ sơ của con chị bị trả về.

Hơn 17.000 học sinh TP.HCM bỏ thi lớp 10, gần 1.000 em được tuyển thẳng

Hơn 17.000 học sinh TP.HCM bỏ thi lớp 10, gần 1.000 em được tuyển thẳng

Giáo dục - 9 giờ trước

Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết có 966 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm 2023.

Con bị hạnh kiểm trung bình, phụ huynh đến nhà đánh cô giáo: Cái tát vào đạo nghĩa thầy trò

Con bị hạnh kiểm trung bình, phụ huynh đến nhà đánh cô giáo: Cái tát vào đạo nghĩa thầy trò

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Những cái tát này không chỉ là tác động vật lý đơn thuần mà chính là những cái "tát" vào lòng tự trọng của người thầy, làm tổn thương và gây bất bình trong dư luận xã hội.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Năm ngày 1/6/2023

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Năm ngày 1/6/2023

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 1/6/2023: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Dự báo thời tiết ngày mai 2/6: Nắng nóng như đổ lửa, nhiều điểm nhiệt vượt 40 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai 2/6: Nắng nóng như đổ lửa, nhiều điểm nhiệt vượt 40 độ C

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai 2/6, Bắc Bộ và Trung Bộ nhiều nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 40 độ. Thời gian nắng nóng vẫn kéo dài trong ngày. Chi tiết thời tiết ngày mai thế nào?

Vụ bé sơ sinh bị bạo hành, người nhà lý giải chi phí 60 triệu/tháng thuê bảo mẫu

Vụ bé sơ sinh bị bạo hành, người nhà lý giải chi phí 60 triệu/tháng thuê bảo mẫu

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Bảo mẫu được gia đình thuê qua một trung tâm chuyên nghiệp. Trung tâm này cam kết bảo mẫu sẽ chăm sóc, massage,... do cô gái chăm sóc em bé cả ngày lẫn đêm nên gia đình anh B. đã trả tiền gấp đôi.

Những trường hợp nào bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip?

Những trường hợp nào bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Căn cước công dân gắn chíp là giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng của công dân. Vậy những trường hợp nào bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip?

Vụ hiệu trưởng đánh hiệu phó nhập viện: Kỷ luật cả hai lãnh đạo

Vụ hiệu trưởng đánh hiệu phó nhập viện: Kỷ luật cả hai lãnh đạo

Thời sự - 14 giờ trước

Ngày 1/6, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Lệ Thủy (Quảng Bình) ra quyết định thi hành kỷ luật với 2 lãnh đạo Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc vì những sai phạm về mặt đảng.

Bắt nhóm giang hồ 'Cọp bãi bổn' vụ giết người ở Phú Quốc

Bắt nhóm giang hồ 'Cọp bãi bổn' vụ giết người ở Phú Quốc

Pháp luật - 14 giờ trước

Công an Kiên Giang vừa bắt giữ nhóm giang hồ "Cọp bãi bổn" ở Phú Quốc về hành vi giết người.

Top