Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ lạ bài chữa cảm lạnh có thể cả đời không mắc

Thứ tư, 06:25 11/10/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - "Cảm mạo là đầu mối sinh ra trăm bệnh", với bài “Cánh bướm" sẽ khai thông kinh mạch, chống được cảm lạnh.

Vài điều để hiểu về cảm lạnh

Cảm mạo bao gồm cả cảm nóng và cảm lạnh. Cảm mạo chỉ sự xâm nhập bên ngoài nói chung.

Khi môi trường bên ngoài cơ thể lạnh (có hàn khí) nếu thể trạng suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn tà. Lúc đó hàn khí sẽ xâm nhập vào các kinh lạc và tạng phủ, gây ra bệnh thương hàn.

Dương khí - năng lực tự vệ của cơ thể con người chống lại sự tấn công khi thời tiết bên ngoài thay đổi (gió, mưa, lạnh, nóng, khô...) - chỉ ở trên bề mặt da vào ban ngày, và lui vào trong tạng phủ vào ban đêm.

Do đó ban đêm rất dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, điều hòa, nơi có gió lùa, hoặc trong môi trường quá lạnh mà không có chăn đủ ấm… Mọi người cần rất cẩn thận với khí lạnh về ban đêm, bởi khi dương khí lùi sâu vào bên trong cơ thể sẽ không kịp phát ra để chống đỡ với hàn khí bên ngoài xâm nhập cơ thể.

Hãy tưởng tượng cơ thể là một cốc nước nóng nhỏ, và môi trường bên ngoài là chậu nước lạnh.

Nếu đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh to hơn sẽ có 3 trường hợp (cảm lạnh) xảy ra, và có cách chữa trị khác nhau:

1. Nước trong cốc lạnh đều

Khi khí lạnh phá vỡ được hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào bên trong, triệu chứng đầu tiên người bệnh cảm nhận được là cơ thể ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh hai bàn chân, huyết áp giảm, người lạnh co rúm, mặt tái nhợt, môi tái…

Lúc này cần giúp người bệnh:

- Đánh cảm (đánh gió).

- Xông hơi.

- Cho ăn cháo giải cảm lạnh (có gừng tươi, quế mỏng, tía tô…).

Hoặc uống cốc trà nóng, thêm đường hoặc mật ong, vắt chanh vào để giải cảm.

2. Nước trong cốc đáy lạnh, nhưng bốc nóng trên bề mặt

Dấu hiệu nhận biết trên cơ thể là: Chân, thắt lưng lạnh, nhưng trán nóng sốt, mặt nóng đỏ phừng phừng, huyết áp cao…

Lúc này cần làm ấm phần dưới cơ thể là đôi chân (như đi tất, xoa dầu nóng lòng bàn chân, ngâm chân nước gừng nóng), nhằm tạo "đối trọng" về sức nóng với phần trên cơ thể, để " hỏa" rút xuống. Cách này người xưa gọi là "dẫn hỏa quy nguyên".

Lưu ý người dân là lúc này không giải cảm lạnh theo cách thông thường (như xông hơi nóng, dùng gừng tươi, tía tô, quế mỏng…), vì càng làm cho dương khí thăng lên mạnh và huyết áp càng tăng cao, thậm chí có thể gây đứt mạch máu não, mất mạng.

3. Nước trong cốc nóng lạnh chuyển động hỗn độn

Người xưa có câu: "Cảm mạo là đầu mối sinh ra trăm bệnh", để nói về chứng cảm lạnh để lâu không giải kịp.

Cái lạnh sẽ ngấm sâu vào bên trong cơ thể, khí lạnh bên ngoài (hàn khí, tà khí) và khí nóng cơ thể (dương khí - chính khí) giao tranh hỗn độn, sinh cảm giác nóng lạnh thất thường, người mệt mỏi, mồ hôi vã ra, miệng đắng, họng khô, hoa mắt chóng mặt, người buồn phiền, bứt rứt, khó chịu, nôn nao, không muốn ăn, ăn không ngon miệng, đau hết vùng ngực, sườn (đau mình mẩy), sốt rét, vàng da… để càng lâu ngày càng phát sinh đủ thứ bệnh, có cả những bệnh khó chữa như xơ gan cổ chướng (chân tay teo, róc bụng phình to).

Cách chữa lúc này không phải là là trừ đi hàn khí xâm nhập ngoài cơ thể, mà là phải hòa giải giữa chính khí và tà khí nhằm điều hòa cơ thể.

Trị bệnh này có bài thuốc cổ phương "Tiểu sài hồ thang"

Thành phần:

- Sài hồ 12g

- Hoàng cầm 8g

- Nhân sâm 4g ( hoặc Đẳng sâm 12g)

- Bán hạ 12g

- Cam thảo bắc (nướng thơm) 4g

- Bạch truật 16g

- Đại táo ( táo Tàu ) 5 quả

Tổng hợp lại là 01 thang

Cách dùng bài thuốc

Sắc nước uống khi còn ấm, lúc đói bụng, ngày uống 3 lần.

Tập bài thể dục dưỡng sinh "Cánh bướm"

Bài tập "Cánh bướm" giúp cơ thể thông kinh mạch, giúp dương khí phát tiết ra ngoài chống lại hàn tà xâm nhập cơ thể:

- Ngồi lên một vị trí bằng phẳng.

- Hai gan bàn chân chụm vào nhau, hai tay cầm lấy đầu ngón chân, đầu gối giơ lên hạ xuống (như hình vẽ).

Mỗi sáng thức dậy hàng ngày đều tập bài này gần như cả đời không bị cảm lạnh.

Bài tập "Cánh bướm" tập 12 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy là tốt nhất. Nên duy trì lâu dài vì ngoài phòng chống cảm mạo còn giúp khoẻ mạnh, phòng chống bệnh phụ khoa và nhiều bệnh khác.

Cả khí công và yoga đều có bài thể dục dưỡng sinh “Cánh bướm”, do Tổ y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông truyền lại.

Cách phòng chống cảm lạnh:

- Luôn giữ sức khỏe. Chú ý bồi dưỡng cơ thể đúng mức để không dẫn đến dương khí bị phân tán, suy yếu.

- Không làm việc quá sức.

- Không ăn uống đồ lạnh, hoặc tắm nước lạnh, dùng quạt hay điều hòa quá khiến cơ thể bị khí lạnh tấn công mà không đủ sức chống đỡ.

- Không lo nghĩ, buồn bực quá nhiều, khiến ăn uống kém, cơ thể suy mòn, dương khí suy giảm.

- Cẩn thận với khí lạnh về ban đêm vì lúc này dương khí cơ thể lùi sâu vào trong cơ thể không kịp phát ra chống đỡ bên ngoài cơ thể

- Năng vận động thể chất.

Lương y Phúc Toàn Anh

(Hội Đông y TP Hà Nội)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 44 phút trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 57 phút trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 13 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Top