Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (1): Từ một quyết định nhân văn

GiadinhNet - 50 năm trước đây, giữa lúc đất nước còn bị chia cắt, dân tộc Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam để thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã thông qua một Quyết định đặc biệt, đó là Quyết định số 216/CP, ngày 26/12/1961, về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.

> Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (2): Bước ngoặt lịch sử và sự chuyển biến toàn diện/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ (3): Thành công nhờ sức mạnh tổng hợp/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (4): Lửa thử vàng/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (5): Nhận diện thách thức mới/ Kỷ niệm 50 năm ngành DS-KHHGĐ Việt Nam (cuối): Đồng hành vì mục tiêu dân số

50 năm qua, hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, CTV dân số cơ sở đã không quản khó khăn vất vả “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” truyền thông lợi ích của việc sinh đẻ kế hoạch trong cộng đồng.
Ảnh: Dương Ngọc

Độc đáo và nhân văn

Tính độc đáo của Quyết định này ở chỗ, trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới chưa quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển, thì Việt Nam, một nước vừa trải qua cuộc chiến tranh 9 năm ác liệt chống thực dân Pháp, lại rất quan tâm đến vấn đề này.

Khi đó, cả nước vừa hàn gắn các vết thương chiến tranh, vừa chung sức xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, đồng thời chi viện cho đồng bào miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để thống nhất Tổ quốc. Quyết định 216/CP đặt vấn đề điều chỉnh việc sinh đẻ, hay nói một cách rộng hơn là điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đã cho thấy sự nhìn xa, trông rộng của một chính sách đối với sự phát triển đất nước trong hiện tại và lâu dài.

Được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ, Quyết định 216/CP còn là một quyết định mang đậm tính nhân văn - vì sự phát triển của con người. Ngay ở Điều 1, Quyết định đã khẳng định: "Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của gia đình, vì để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp".
 
Tính nhân văn thể hiện rất rõ ở chỗ mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh tới không chỉ là những yếu tố về số lượng, mà là những yếu tố về chất lượng như sức khoẻ người mẹ, việc nuôi dạy con cái chu đáo... Trong đó còn nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa việc sinh con đẻ cái với hạnh phúc và hoà thuận của gia đình, với hàm ý rằng: Số con trong mỗi gia đình phải phù hợp với điều kiện sức khoẻ, điều kiện kinh tế, khả năng chăm sóc và nuôi dạy thì gia đình mới hòa thuận, mới hạnh phúc.
 
50 năm - một chính sách nhất quán
 

Từ ý nghĩa của một quyết định mang tầm chiến lược và còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 26/12 hàng năm làm Ngày Dân số Việt Nam (tại Quyết định số 326, ngày 19/5/1997) và ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg, ngày 26/11/2010, lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số.

Công tác DS-KHHGĐ hiện nay thực sự đã trở thành vấn đề trọng tâm của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta sớm ý thức được vấn đề, đã có chủ trương và nhiều biện pháp thực hiện và sự nhất quán trong một quá trình dài, ngay từ văn bản có tính pháp quy đầu tiên về dân số.

Mục tiêu hàng đầu được chính sách dân số lúc bấy giờ nhấn mạnh chính là chất lượng dân số. Đó là sức khỏe người mẹ, là việc nuôi dạy con nên người phù hợp với điều kiện sức khỏe, điều kiện kinh tế - khả năng chăm sóc và nuôi dạy - để tạo nên gia đình hạnh phúc. Đối chiếu lại những điều khoản quy định trong Pháp lệnh Dân số sẽ thấy sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta qua 50 năm thực thi công tác DS-KHHGĐ.

Công tác DS-KHHGĐ có được thành công như hiện nay là nhờ vào sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tự nguyện tham gia của người dân vào chương trình DS-KHHGĐ. Điều 3 của Quyết định 216/CP nêu rõ: ''Các đoàn thể quần chúng gồm Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Lao động, Tổng Công đoàn và Bộ Y tế sẽ cùng nhau thảo luận chương trình hoạt động nhằm thực hiện tốt đẹp chủ trương trên". Như vậy, ngay từ thuở ban đầu của Chương trình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thông qua tính xã hội hóa đã được nhấn mạnh qua việc nêu lên những đoàn thể quần chúng rộng rãi nhất, đại diện cho nguyện vọng và tư tưởng của người dân sẽ cùng với Bộ Y tế (cơ quan chuyên môn của Nhà nước) cùng nhau thảo luận chương trình hoạt động.

Quyết định cũng đã nêu lên cách làm phù hợp: ''Bước đầu cần tổ chức thực hiện việc hướng dẫn sinh đẻ trong cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, sau đó sẽ rút kinh nghiệm và dần dần mở rộng trong nhân dân". Quan điểm chọn những đối tượng dễ chấp nhận trước để làm thí điểm từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để nhân rộng và từng bước chuyển sang các nhóm đối tượng khác, những đối tượng khó hơn chính là một quan điểm đúng đắn, được thực tiễn chương trình ở nước ta và nhiều nước khác khẳng định.
 
Việc thông tin - giáo dục - tuyên truyền về DS-KHHGĐ ở nước ta được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Đối tượng tuyên truyền không chỉ là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mà còn cho cả vị thành niên, thanh niên, mọi người dân từ thành thị tới nông thôn. Đặc biệt là phương pháp truyền thông đã tính đến yếu tố phù hợp đối với đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đó là công việc của mọi cấp, mọi ngành, của các đoàn thể, tổ chức xã hội và người dân cùng chung tay thực hiện.
 
Từ văn bản đầu tiên, Quyết định 216/CP ngày 26/12/1961, đến các văn bản mang tính toàn diện hơn như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII ngày 14/12/1993, Chiến lược Dân số dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Nghị quyết 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, Pháp lệnh Dân số và Nghị định 104/NĐ-TW; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020... đã khẳng định tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác DS-KHHGĐ.
 
Chính sách dân số của nước ta đang được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn các vấn đề dân số, chú trọng vấn đề chất lượng dân số nhằm thực hiện thành công mục tiêu bảo đảm sự hài hòa giữa ổn định dân số và phát triển bền vững của đất nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Ở đây, có thể thấy rõ nhất bước ngoặt lịch sử từ Nghị quyết Hội nghị TƯ 4, khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.       

(Còn nữa)

Quyết định 216/CP - Hành động chính thức tham gia
chương trình dân số toàn cầu

Ngay tại thời điểm Quyết định 216/CP ra đời, có thể nói đó chính là thời điểm Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia chương trình dân số toàn cầu.

Trước đó, đứng trước xu thế dân số thế giới ngày một tăng nhanh, nhiều quốc gia còn trong tình trạng đói nghèo, năm 1957, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết về các vấn đề dân số. Đây là một giải pháp được đánh giá là đem lại lợi ích về nhiều mặt và có hiệu quả cao cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia sau này.
 
Tuy nhiên, khi đó phần lớn các nước chưa quan tâm đến yếu tố dân số, gắn dân số với phát triển thì Quyết định 216/CP, ngày 26/12/1961 của Việt Nam đã thể hiện: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Top