Lạ lùng cha mẹ giao con cho bảo mẫu Iphone, Ipad
Không có điều kiện để vui chơi tự do thoải mái, nhiều trẻ em thành phố đành làm bạn với những món đồ công nghệ. Vô tình, các phương tiện này đã trở thành “người trông trẻ bất đắc dĩ”.

Nhiều lúc cả nhà sum vầy, vợ chồng anh thích thú cho con ngồi nghịch iPad của bố, ông bà nội cũng xuýt xoa khen cháu nội giỏi giang, thông minh “hơn cả bố cháu ngày xưa”.
Anh Nam thậm chí còn có ý định mua một chiếc iPad cũ để con vừa chơi vừa học: “Tôi thấy cháu rất có năng khiếu tiếng Anh, vừa chơi, vừa học sớm cũng tốt, sau này đi học cháu sẽ học nhanh hơn. Tôi bàn với vợ mua một chiếc iPad cũ, cài những ứng dụng đơn giản để nếu phải gửi ông bà trông cháu thì cho cháu chơi. Cháu thích, mà ông bà chăm cháu cũng không vất vả, lợi cả đôi đường”.
Một điều “lợi” khác mà vợ anh thích hơn cả, là nhờ những chiếc máy nhỏ xíu này, chị được rảnh rang hơn nhiều mỗi khi chăm sóc, chơi với con. Bởi lẽ, chỉ cần cho cháu ra chơi với máy tính, điện thoại là cháu ngồi rất ngoan, không quấy nhiễu, làm phiền mẹ. Rèn những thói quen ngày thường cho con như ăn uống, đi chơi hay làm bất cứ việc gì, chị chỉ việc lấy “pát” ra làm phần thưởng, là cu cậu răm rắp nghe theo.
Cũng tự hào không kém khi con mình sớm biết sử dụng nhoay nhoáy ti vi, đầu đĩa, laptop, iPhone… là chia sẻ của chị Kim Anh (Cầu Giấy - Hà Nội).

Lợi bất cập hại
Tự hào, vui mừng là vậy, nhưng sau những phút hỉ hả thấy con dùng các phương tiện công nghệ thành thạo không thua gì người lớn, không ít bố mẹ đã phải điên đầu khi con mình bị chi phối mạnh mẽ vì những sản phẩm này.
Theo đó, con gái chị hễ đi đâu thì thôi, gần mẹ là lại rền rĩ đòi nghịch iPhone. Nếu chị không đồng ý, cô bé thể nào cũng giận dỗi, nhiều lúc còn vùng vằng, khóc lóc.
“Có những hôm cả nhà đi ăn sáng, trong lúc ăn, cháu vẫn chúi mũi vào chơi trò chơi. Tôi không đồng ý thì cháu giận, vừa ăn vừa khóc!”.
“Không thể nói vai trò của các phương tiện công nghệ là không có ích trong đời sống của mọi người. Tuy nhiên, đối với sự phát triển của trẻ em thì việc sử dụng các phương tiện công nghệ này ở giai đoạn nào của trẻ, và với liều lượng là bao nhiêu là điều hết sức quan trọng.
Các cha mẹ dùng những sản phẩm công nghệ này cho trẻ phần đông là để trẻ đỡ quấy khóc, để trẻ ngồi yên, và giúp cha mẹ quan sát, quản lý được nó.
Đẩy trẻ vào các hoạt động tương tác với các sản phẩm công nghệ này chỉ ĐƯỢC một cái trước mắt đó là anh có cảm giác anh kiểm soát được cái hoạt động của trẻ, mà không lường trước được sự MẤT về lâu dài trong đời sống cảm xúc của trẻ. Những cha mẹ như thế tôi gọi là các cha mẹ lười biếng trong các hoạt động cùng con.
Thật ra, hiện nay cha mẹ không cần "đẩy" thì những phương tiện này đã hiện diện quanh trẻ quá nhiều. Bởi lẽ, văn hóa nghe nhìn hiện nay đang chiếm lĩnh tương tác của đứa trẻ với đời sống: Ti vi, máy tính, máy nghe nhạc, iPhone, iPad… đều là những sản phẩm cực kỳ hấp dẫn. Chưa cần cha mẹ “đẩy” vào thì bản thân những sản phẩm đó đã cực kỳ hấp dẫn đứa trẻ, đầy cám dỗ đối với trẻ. Nếu cha mẹ tỉnh táo thì cần xác định việc cưỡng lại sự cám dỗ của các sản phẩm này đối với trẻ là một cuộc chiến gần như xảy ra thường ngày.
Nói đơn giản như trong nhiều gia đình, rất phổ biến tình trạng chiếc ti vi hiện diện ở bàn ăn của gia đình. Nó hiện diện như một phương tiện công nghệ và nó xâm chiếm không gian giữa cha mẹ và con cái cần dành cho nhau.

5 hành vi làm 'thui chột' mọi mối quan hệ mà người EQ thấp thường không nhận ra
Gia đình - 3 phút trướcGĐXH - Những người EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc cá nhân, từ đó dẫn đến những hành động không phù hợp trong quan hệ xã hội.

Đàn ông thốt ra 1 trong 12 câu này: Đẹp mấy cũng ế vì rơi vào top 'vô duyên bẩm sinh'
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Đẹp trai, cao ráo, sành điệu – tưởng đâu là combo hoàn hảo trong mắt chị em. Ấy vậy mà chỉ cần một câu nói vô duyên, nhiều quý ông đã tự tay đánh rơi hình tượng không thương tiếc.

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcViệc “ngủ cùng mẹ” hay “ngủ cùng bố” có thể tạo ra những khác biệt không nhỏ trong tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

2 cô gái chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là chị em ruột
Gia đình - 11 giờ trướcNgoại hình giống nhau khiến hai cô gái trở thành bạn thân, quen biết hơn một năm thì họ làm xét nghiệm ADN sau khi nhận thấy có quá nhiều điểm trùng hợp.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 1 ngày trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đìnhGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".