Làm dân số nơi cửa biển: “Lính bộ... đánh thủy”
GiadinhNet - Các khu dân cư ngoài khơi của TP Hạ Long có thể được coi là điển hình cả nước trong công tác dân số.
![]() |
Khám bệnh ngay tại trường học nổi trên vịnh Hạ Long.
Ảnh: Việt Nguyễn. |
Vừa lúi húi thò chân xuống nước cho mát, tôi giật nảy mình, nghiêng ngả cả người. Hai người phụ nữ làm tôi suýt ngã vì tiếng hét bất thình lình kia đang cười giễu: "Các chị vừa hò mấy câu đã suýt ngã lộn cổ. Thôi, ngồi xuống cẩn thận rồi giúp một tay nào"...
Tôi bắc loa tay lên miệng, hét lấy hét để theo điệp khúc mà hai người phụ nữ luống tuổi vừa "hò" liên hồi. Không ăn thua! Bà con ở dãy nhà nổi của xóm chài trong "vòng cung" Cửa Vạn hối hả chạy ra ngoài hiên, sát mép nước: "Cái gì đấy?!". Trên thuyền, người cầm lái nhìn tôi tủm tỉm cười. Hai chị kia lắc đầu nguầy nguậy: "Không có gì đâu, chú ấy đang tập hò...".
Liền một tiếng rưỡi, thuyền cứ đi, vòng vèo xung quanh những căn nhà "móng xốp". Thi thoảng lại nghe tiếng chó sủa inh ỏi. Thi thoảng lại giật mình vì cú tăng tốc đột ngột. Bọt trắng xóa. Động cơ lúc rè rè êm ru, lúc khùng khục yếu ớt. Tiếng "hò" của hai người phụ nữ át cả tiếng máy, tiếng gió biển ù ù bên tai. Nắng như đổ lửa. Thuyền ghé vào trường học nổi của học sinh, rồi ghé qua mấy xóm chài. "Nhà bác nào có con dưới 3 tuổi tí nữa đưa ra trường tiêm vaccine nhá. Người già, người ốm cũng ra hết đấy khám bệnh, uống thuốc. Nhá...!"- tiếng "hò" át cả tiếng sóng.
Chuyến công tác của tôi đến làng chài cách đất liền ba chục cây số khởi đầu ấn tượng bằng những "điệu hò" như thế. Hai người phụ nữ là Vũ Thị Trung Thành - cán bộ y tế phường Hùng Thắng (TP Hạ Long, Quảng Ninh) và Dương Thị Gái - cộng tác viên dân số, y tế tại khu dân cư Cửa Vạn, Ba Hang. Tranh thủ lúc những người đàn ông đang nghỉ ngơi sau vài ngày lênh đênh trên sóng nước, hai người phụ nữ này lấy thuyền đi vận động bà con vạn đò đến trường học nổi khám sức khỏe. Biết tôi là phóng viên của báo ngành dân số, họ rủ đi cùng: "Chú đi hò biển với bọn chị, xem ở dưới nước thì làm ăn khác trên bờ thế nào". Tôi hỏi: "Hò biển là sao chị?". "Cứ xuống thuyền đi rồi biết". Và tôi đã biết "hò biển" là như thế nào!
Hơn 12 giờ trưa. Hơi nóng hầm hập bốc lên từ mặt nước, mồ hôi nhễ nhại nhưng chẳng ai ngơi việc. Ngôi trường nổi chỉ có đúng 2 phòng học được chị Thành mượn làm địa điểm khám bệnh định kỳ cho trẻ em và bà con ở xóm vạn chài. Hai chiếc bàn được kéo ra hành lang, cách mặt biển chưa đầy một mét. Hộp y tế, thuốc men, kim tiêm đã được chuẩn bị sẵn.
Bà Dương Thị Gái ngồi cạnh chị Thành để hỗ trợ ghi tên tuổi, nhập sổ cho người đến khám bệnh. Chưa đầy 15 phút, chị em phụ nữ Cửa Vạn bắt đầu chèo thuyền chở con nhỏ đến. Một vài cụ già hoặc được con đưa đi, hoặc tự chèo thuyền tới khám. Ai cũng rạng rỡ tươi cười, ngồi nói chuyện chờ đến lượt mình. Bà Gái mải miết ghi tên, xem lịch khám cho từng đứa trẻ. Thỉnh thoảng lũ trẻ con lại khóc ré lên vì bị tiêm. Người lớn thì vừa cười vừa kể chuyện việc nhà, việc biển...
![]() |
Một bà mẹ đưa hai con nhỏ cùng đi khám bệnh miễn phí.
Ảnh: Việt Nguyễn. |
Tôi gọi lũ trẻ ở đây là những "kình ngư nhí" bởi như thể các em sinh ra là đã biết bơi, biết chèo vậy! Chúng nhảy nhót, đùa giỡn trên thuyền như đi trên mặt đất. Tôi mua chai nước của một bé gái chừng 10 tuổi bán hàng di động trên biển, rồi thử bắt chuyện bằng tiếng Anh, cô bé trả lời tự tin, lưu loát và khá chuẩn. Tôi không ngạc nhiên lắm, vì khu văn hóa nổi Cửa Vạn vẫn được khách du lịch quốc tế ghé thăm thường xuyên. Người bán hàng nhỏ tuổi quyết không nhận tiền "tip", chèo thuyền quanh quẩn mấy nhà để đổi tiền lẻ, trả lại cho khách.
Tôi hỏi: "Cháu còn đi học không". "Có ạ, nhưng hôm nay được nghỉ". "Bố mẹ cháu làm gì?". "Bắt cá với chở khách". "Kiếm được nhiều tiền chứ?". "Dạ, không biết ạ"...
Đầu giờ chiều. Công việc khám bệnh cho phụ nữ và trẻ em của chị Thành mới vãn. Hai người thu dọn đồ đạc, cất vào trong phòng học rồi sang nhà bên cạnh ăn cơm nhờ. Trong bữa ăn, anh Phạm Ánh Dương - cán bộ địa chính phường ví von: "Quân dân số cứ như lính bộ... đánh thủy vậy". Tôi thấy đúng. Những cán bộ y tế, cộng tác viên dân số như chị Thành, bà Gái giống như "lính bộ đánh thủy" thật. Đã học xong bằng bác sĩ, công tác tại trạm y tế của phường, nhưng chuyện đi biển với chị Thành vừa là trách nhiệm công việc, vừa như một thứ tình cảm đối với bà con làng chài rất khó gọi tên. Ít nhất một tháng một lần, dù cách đất liền đến 30km, những ngư dân làng chài ngoài vịnh Hạ Long đều được khám bệnh miễn phí. Đối tượng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Ở giữa vùng du lịch, họ có thể không đói nghèo, không quá đỗi cực nhọc mưu sinh nhưng việc tiếp cận với chăm sóc y tế, nâng cao chất lượng sống, cải thiện tinh thần vẫn còn khó khăn nhiều lần so với bà con trên bờ. Và những đứa trẻ ngây thơ kia lại cần biết bao sự chăm sóc của những cán bộ y tế, dân số như bà Gái, chị Thành...
Ông Nguyễn Đình Nam - Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ TP Hạ Long chia sẻ: Với sự phát triển của dịch vụ du lịch, đời sống kinh tế của người dân tại các làng chài trên Vịnh đã được nâng cao hơn nhiều. Tuy vậy so với đất liền, bà con ngư dân vẫn còn nhiều thiệt thòi, đặc biệt là về đời sống tinh thần.
Phường Hùng Thắng có tới 5 khu dân cư trên biển như Ba Hang, Vung Viêng, Cặp Rè, Bồ Nâu, Cửa Vạn (chủ yếu tập trung ở Cửa Vạn) với trên 1.600 nhân khẩu. Tuy nhiên, chỉ có 1 trường học tập trung cho trẻ em. Ba cộng tác viên DS-KHHGĐ (vừa làm công tác dân số, y tế, công tác phụ nữ, công tác xã hội...), 1 cán bộ chuyên trách về dân số tại trạm y tế phường. Không sân chơi, không nơi sinh hoạt cộng đồng. Các cán bộ y tế, dân số luôn phải tận dụng trường học làm phòng khám "dã chiến".
Thêm nữa, luôn có khó khăn hai chiều trong việc tiếp cận giữa cán bộ y tế, dân số và người dân. Ông Nam chia sẻ: Nhiều lúc cán bộ ra xóm chài thì một số người dân lại bận đi đánh bắt hải sản hoặc làm dịch vụ nên không khám được. Đến lúc họ rảnh thì cán bộ đã trở về đất liền rồi. Những phương tiện truyền thông truyền thống như loa đài, tờ rơi, băng rôn không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả giữa môi trường biển nước mênh mông...
Dù vậy, những điều mà ông Nam thông tin, lại rất đáng ngạc nhiên. Suốt 7 - 8 năm trở lại đây, tại các khu dân cư trên vịnh Hạ Long không xảy ra vấn đề gì đáng tiếc liên quan đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp, sự mất cân bằng giới tính đã được kiểm soát. Các khu dân cư ngoài khơi của TP Hạ Long có thể được coi là điển hình cả nước trong công tác dân số. Tại phường Hùng Thắng, hơn 10 năm qua (từ năm 2000 đến 2011) chỉ có 35 cặp sinh con thứ 3. Người dân ngày càng chú ý hơn đến vấn đề thai sản. Phụ nữ đều trở về đất liền trước thời kỳ sinh nở để được chăm sóc chu đáo. Cán bộ y tế, dân số đến từng thuyền để truyền thông, phát tờ rơi lịch tiêm chủng cho trẻ, lịch triển khai chiến dịch chăm sóc SKSS cho người lớn, phát bao cao su, thuốc tránh thai miễn phí... Từ làng chài về trạm y tế trên bờ mất chừng 2,5 giờ đồng hồ.
Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở miền biển này được cải thiện đáng kể. Có được điều này là sự tin tưởng, quý trọng của người dân đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, nhờ vào những sáng kiến hợp thực tiễn ở từng khu vực cụ thể và những nỗ lực không mệt mỏi của những người làm công tác dân số tại địa phương.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.