Làm gì để chặn bi kịch cho con khi có thêm em bé
GiadinhNet - Một câu nói đùa tưởng chừng vô hại “Mẹ cháu có con trai rồi, giờ không cần cháu nữa!” đã cướp đi mạng sống non nớt của một bé trai mới 2 tháng tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Câu chuyện đang gây rúng động cộng đồng mạng vì sự thương tâm của nó. Và vì câu chuyện ấy giống như những gì chúng ta thường hàng ngày.

Bé gái 8 tuổi gây cái chết đau lòng cho em trai vì hiểu lầm lời nói đùa. Ảnh: Zhierwang
Những câu nói đùa tương tự: "Con không phải mẹ sinh ra, mẹ xin về", "Em mới là con của mẹ", "Mẹ mày yêu em hơn, mày sẽ bị cho ra rìa!"... Những câu nói tưởng chừng vô hại, được thốt ra từ ông, bà, hàng xóm, giúp việc, họ hàng, hoặc từ chính cha mẹ đang "giết chết" những điều nhỏ bé từ tiềm thức của con trẻ mà đôi khi người lớn thốt ra một cách vô thức.
Đối với trẻ nhỏ, nhìn thấy bụng mẹ ngày càng to lên, ban đầu không ít trẻ ngạc nhiên, thích thú. Nhưng đến khi thấy bố mẹ ngày đêm mong ngóng em bé ra đời, rồi mua hết đồ này đồ kia cho em bé, trẻ bắt đầu ghen tị. Và chúng càng buồn hơn khi nhiều người lớn vô tình trêu chọc: "Mẹ sắp sinh em bé, cu Bin/ cái Bống sắp bị "ra rìa" nhé!". Sợ bị mất vị trí độc tôn trong gia đình, sợ cha mẹ không yêu mình nữa và lo lắng rồi cả ông bà, họ hàng... mọi người đều chỉ yêu em bé mới, không quan tâm đến mình, trẻ bỗng thấy em bé thật đáng ghét.
Ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ, trẻ đã dễ dàng nhận ra các nguy cơ bị "ra rìa" như: Không được ngủ cùng mẹ, không được mẹ bế nữa, không được đi chơi nhiều như trước, không được mẹ tắm và buồn nhất là không được "sờ ti" nữa... từng ấy điều càng làm cho trẻ củng cố niềm tin: em bé là kẻ sẽ chiếm mất "ngôi vị" của mình trong gia đình.
Vì thế với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi em của bé chào đời. Hãy nói với trẻ về em bé trong bụng, kể cho bé nghe về một "em bé mới" sẽ ra đời để cùng yêu thương em....
Sẽ có rất nhiều trẻ băn khoăn hỏi mẹ: Có em bé, mẹ có yêu con nữa không? Vì sao nhà mình lại có thêm em bé? Bố mẹ có con còn chưa đủ ạ? Trước những câu hỏi hóc búa này, bạn nên giải thích một cách nhẹ nhàng như: "Có em bé, mẹ vẫn yêu em chứ. Mẹ yêu cả hai con vì hai con là những thiên thần của cha mẹ mà". Hoặc: "Mẹ yêu con lắm nên mới sinh em bé để cùng chơi với con cho đỡ buồn khi mẹ vắng nhà...."
Khi mẹ tới bệnh viện sinh em bé, người cha nên đưa trẻ vào viện thăm mẹ và em để được cảm nhận tình yêu thương trong gia đình.
Đối với nhiều trẻ lớn, khi đứa trẻ đang là trung tâm của cả gia đình, khi có em bé mới mà thiếu đi sự yêu thương, quan tâm thì tự nhiên nó sẽ cảm thấy hụt hẫng, bị bỏ rơi. Đang từ một trẻ rất ngoan, dễ ăn dễ ngủ, con bạn trở nên khó bảo, ương bướng, không chịu nghe lời và quậy phá. Nếu bố mẹ không biết cân bằng, xử lý, hoặc hay đem bé lớn so với bé nhỏ thì dễ khiến trẻ chuyển sự ganh ghét sang em nhỏ.
Vì thế, trước tiên cần lôi kéo sự tham gia của trẻ vào công việc chăm em nhỏ để nó thấy mình có ích, không bị bỏ rơi. Ví như trong quá trình mang thai, các bà mẹ cũng hãy nhẹ nhàng nói bóng gió về chuyện trẻ sắp có em, tạo ra dây liên hệ giữa bé lớn với em sắp chào đời. Quan sát sự phản ứng của trẻ và dạy dỗ kịp thời. Cố gắng gợi về những trách nhiệm, niềm vui với thiên chức sắp được làm anh/chị của trẻ. Lúc em bé sinh ra hãy khuyến khích sự tham gia của trẻ vào công việc chăm em.
Đôi khi có những đứa trẻ rất thích sờ em bé, nựng em nhưng bố mẹ luôn sợ sẽ làm đau em. Các mẹ hãy nhẹ nhàng lấy tay bé lớn vuốt ve bé nhỏ. Làm như thế nhiều lần bé sẽ quen và gần gũi em hơn.
Cha mẹ phải nhận thấy rằng đứa lớn có quyền nghĩ không ai được san sẻ tình yêu của bố mẹ với nó. Vậy nên lúc mẹ chăm đứa nhỏ thì bố hãy chăm đứa lớn. Tuyệt đối không được so sánh bé lớn với bé nhỏ.
Điều cấm kỵ nhất với cha mẹ chính là so sánh trẻ với anh chị em trong gia đình. Cha mẹ không nên nói những câu như: “Tại sao con không học hành đàng hoàng như anh của con?”, “Tại sao chị của con ngoan ngoãn, mà con lại hư đốn như thế?”, “Tại sao em của con làm được mà con thì không?”… khiến trẻ gia tăng sự hằn học với anh chị em của mình.
Cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở con cái rằng mình là một gia đình và các con là anh chị em ruột với nhau. Cha mẹ có thể là cầu nối để giải tỏa những hiểu lầm của trẻ với nhau. Cha mẹ nên yêu cầu các anh chị em của trẻ không chê bai, nhạo báng khi bé bị phạt, giải thích rõ là ai cũng có thể có lúc phạm sai lầm, phải thông cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong những công việc chung của gia đình, cha mẹ có thể phân công trẻ cùng nhau làm việc để tăng cường sự hợp tác với nhau.
Phương Nghi tổng hợp/Báo Gia đình&Xã hội

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 2 giờ trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 7 giờ trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ
Gia đình - 18 giờ trướcBị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông
Gia đình - 22 giờ trướcGĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào
Gia đình - 1 ngày trướcKhoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTừ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.