Làm thế nào để giảm nguy cơ tự tử vì áp lực học hành?
GiadinhNet - Điểm số gây áp lực nặng nề với nhiều học sinh, thậm chí đã gây ra những hậu quả rất tiêu cực trong bối cảnh việc chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường còn bị bỏ ngỏ.
Cái chết của một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (TP Hồ Chí Minh) bằng việc gieo mình từ tầng cao, hồi tuần qua thêm một lần khiến cả xã hội bàng hoàng và đớn đau.
Đau lòng hơn, trường hợp của học sinh ở trường THPT Nguyễn Khuyến nói trên không phải cá biệt. Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn thanh niên Việt Nam tự tử vì áp lực học hành.
Mới đây, một nữ sinh lớp 8 ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nhảy sông tự tử sau khi bị mẹ mắng vì không làm hết bài thi. Hay như trường hợp 1 học sinh trường chuyên Nguyễn Khuyến Đà Nẵng học rất giỏi và ngoan ngoãn nhưng vì bị bố mẹ thường xuyên giám sát, thúc ép việc học nên em bị trầm cảm nặng, phải vào Bệnh viện tâm thần cấp cứu.
Sau thời gian điều trị và được các bác sỹ tư vấn, sức khỏe của em này dần ổn định. Những tưởng, sau vụ việc ấy bố mẹ em sẽ rút ra được bài học bổ ích trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Thế mà, khi thấy con trở lại bình thường, họ tiếp tục quản thúc việc học của con, khiến bệnh của em tái phát nặng hơn…
Nhìn lại sau nhiều năm cải cách nhằm giảm tải của ngành giáo dục, đến nay, áp lực điểm số và bệnh thành tích vẫn đang đè nặng lên nhiều học sinh và phụ huynh, thậm chí cả thầy cô giáo.
Học sinh lo lắng trước áp lực học tập, thi cử. Ảnh: VOV
Sự kỳ vọng của cha mẹ vào thành tích cao nhất trong học tập của con sẽ là chính đáng khi điều đó phù hợp với khả năng và sở nguyện của con, và trên hành trình chinh phục đỉnh cao của con luôn có sự chia sẻ, đồng hành của cha mẹ. Nhưng kỳ vọng sẽ trở thành sự tham lam, độc ác với con trẻ khi cha mẹ tạo áp lực quá lớn, vượt xa khả năng của con cái.
Trong khi cha mẹ luôn lấy muôn vàn lý do để khoán trắng cho nhà trường. Họ đã “nhốt” con em của mình trong những trường học với môi trường ganh đua đầy khắc nghiệt và không đoái hoài đến những khó khăn của con trẻ trong giai đoạn tâm sinh lý đang có nhiều biến đổi, thậm chí rối loạn.
Trong khi đó, vì thành tích hoặc/và vì lợi nhuận, nhà trường đã đẩy áp lực học tập lên mức quá ngưỡng đối với học sinh của mình. Nhiều nơi trường học được xem như lò luyện và các thầy cô giáo được thuê để làm nhiệm vụ nhồi nhét kiến thức hơn là dạy cho học sinh phát triển hài hòa trí tuệ, thể chất và các kỹ năng sống.
Trong thư tuyệt mệnh, một nữ sinh ở trường PTTH Đồng Xoài (Bình Phước) đã gào thét trong sự tuyệt vọng: “Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi... Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt... Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, điều đó cho thấy nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi thanh xuân nhất lại đang quá cô đơn trên hành trình trưởng thành của mình. Do đó, bên cạnh những nỗ lực thay đổi tư tưởng từ gia đình, nhà trường và từ chính học sinh, hơn lúc nào hết rất cần sân chơi để giải tỏa tâm lý cho những người trẻ.
Luôn có những cách để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, nhưng căn cơ nhất là phải giải tỏa được "hòn đá tảng" mang tên áp lực thành tích đang đè nặng, khiến trẻ em quên cả niềm vui được chơi, bố mẹ quên việc làm điểm tựa tâm lý cho con, còn nhà trường quên sự sẻ chia, xoa dịu áp lực cho học trò. Việc chạy theo điểm số sẽ có thể tạo ra những con robot có bảng điểm đẹp nhưng dễ sa sút khi vấp phải thất bại trong cuộc sống.
Một trong những phương án để giảm áp lực học hành dẫn đến các trường hợp tự tửu thương tâm như trên là phải chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học đường cũng như ở gia đình.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và có sự liên lạc trao đổi với bạn học cùng lớp của các em là vấn đề vô cùng quan trọng. Cần tạo sự gần gũi gắn bó với con cái, để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải khó khăn trong việc học hành, trong các mối quan hệ xã hội.
Người lớn biết lắng nghe, can thiệp kịp thời và đặc biệt biết tạo áp lực vừa đủ, cùng cách sử dụng những sự động viên, khích lệ, chia sẻ chính là một cách giúp đỡ trẻ hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết một người có ý định tự tử:
- Thường xuyên nói về cái chết, cảm thấy mất hy vọng và không muốn sống nữa;
- Tìm kiếm cách kết thúc cuộc sống hoặc thường tới những nơi có thể tự tử;
- Thường xuyên dùng chất kích thích hoặc rượu bia quá mức;
- Sống khép mình, tự cô lập mình với người thân, bạn bè;
Tuy nhiên cũng có những người thay đổi hoàn toàn thói quen, bất ngờ tới thăm hoặc gọi điện cho người thân, bạn bè và nhanh chóng hoàn thành nốt các công việc còn dang dở.
Chúng ta cần phải làm gì khi biết một người có ý định tự tử?
Tiến sĩ Jodi Gold, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe tâm thần Mỹ đưa ra lời khuyên: "Nếu có một người thân bị trầm cảm đừng ngại hỏi thẳng họ. Hỏi luôn xem họ có ý định tự tử không. Mặc dù hơi đường đột nhưng ít nhất chúng ta đã hỏi và biết vấn đề của họ. Điều quan trọng là phải cho họ thấy họ không cô đơn".
Lily (th)
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.