Liên tiếp các vụ học sinh tự tử, chuyên gia nhấn mạnh hệ lụy đau lòng từ một ‘góc khuất’ bị xem nhẹ
GĐXH – Liên tiếp các vụ học sinh tự vẫn, bạo lực tinh thần trong giáo dục xảy ra trong thời gian gần đây. Việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề này đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, trong đó một ‘góc khuất’ bị xem nhẹ này có thể dẫn tới hệ lụy đau lòng.
Sức khỏe tâm thần của học sinh vẫn bị xem nhẹ
Sự việc nữ sinh một trường chuyên ở Nghệ An tự tử bởi bị bắt nạt những ngày gần đây đã khiến nhiều người rùng mình. Trước khi dẫn tới sự việc đau lòng, nữ sinh này đã nhiều lần phát tín hiệu "kêu cứu" bằng việc không dám đến trường, xin chuyển lớp, nhờ mẹ đưa đón để không bị bắt nạt. Gia đình cũng nỗ lực giúp sức nhưng dường như nhà trường chưa có ai thực sự ý thức được mức độ nghiêm trọng về các vấn đề tâm lý, về bạo lực tinh thần mà học sinh của mình đang phải đối mặt.

Sự việc nữ sinh trường chuyên ở Nghệ An tự tử khiến nhiều người đau lòng. Ảnh TL
Trên thực tế đây không phải là một trường hợp đơn lẻ. Liên tiếp các vụ việc học sinh tự tử xảy ra. Nhiều học sinh đang phải đối mặt với những vấn đề tâm lý, trầm cảm, lo âu. Theo Tổ chức Y tế thế giới có tới 14% trẻ em trên toàn cầu đang bị rối loạn tâm thần, trầm cảm lo âu, tự tử (đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong của trẻ em). Năm 2017, cứ 4 học sinh từ 14-15 tuổi lại có một em gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối…
Ở nước ta, một thống kê cũng đã chỉ ra tỷ lệ học sinh trung học mắc các chứng lo âu và trầm cảm lần lượt 22,8% và 41,1%. Học sinh có ý định tự tử là 26,3%, trong khi 12,9% đã thực hiện kế hoạch tự tử và 3,8% cố gắng tự sát.
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc Học viện Thành Công cho rằng, sức khỏe tâm thần của họa sinh vẫn bị xem nhẹ. Đây là ‘góc khuất’ khiến cho nhiều trẻ dẫn tới hành vi làm hại bản thân, thậm chí tự sát khi không có kĩ năng giải quyết.
Thông thường gia đình và nhà trường chỉ hốt hoảng lo lắng khi thấy con em mình bị điểm kém, có biểu hiện "hư hỏng". Nếu như thấy con trẻ vẫn ngoan, vẫn học tập bình thường thì dù con lặng lẽ hay tỏ ra buồn bã cũng bỏ qua hoặc không coi đó là vấn đề nghiêm trọng. Chính điều này dẫn tới các vấn đề tâm lý, bạo lực tinh thần trong giáo dục không được xử lý đúng mức độ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của các em học sinh.
Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là một vấn đề toàn cầu. Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu và chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý và đối phó với những vấn đề tâm lý trong giới trẻ. Tuy nhiên, việc áp dụng và triển khai những giải pháp này vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Cách giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh nhấn mạnh cần sự phối hợp chặt chẽ của 2 bên:
+ Trước hết, nhà trường cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề tâm lý và bạo lực tinh thần trong giới trẻ. Giáo viên cần phải được đào tạo về kiến thức về tâm lý, phát hiện sớm các dấu hiệu của vấn đề tâm lý ở học sinh và có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và nhân văn.
Hiện nhiều trường cũng đã có phòng tham vấn tâm lý học đường, tuy nhiên lại chưa thực hiện được đúng chức năng. Tham vẫn tâm lý học đường chưa cao khi chưa cử giáo viên chuyên trách; không mời các chuyên gia tâm lý về gỡ rối, tư vấn cho học sinh một cách thường xuyên hoặc định kỳ….

TS Vũ Việt Anh nhấn mạnh, việc giải quyết các vấn đề tâm lý và bạo lực tinh thần trong giới trẻ cần các bên liên quan hợp tác chặt chẽ.
Thay vì chỉ tập trung vào thành tích học tập cần xây dựng môi trường để trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, nghị lực… qua các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, trải nghiệm… Từ đó giúp các em phát huy năng lực sẵn có, đánh thức được năng lực tiềm ẩn để phát triển vượt trội.
+ Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giải quyết các vấn đề tâm lý và bạo lực tinh thần một cách hiệu quả. Gia đình cần được thông tin đầy đủ về tình trạng con em mình và có kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ con một cách tích cực.
Cùng lúc đó, nhà trường cũng cần cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tình trạng học sinh cho phụ huynh để cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp.
Việc giải quyết các vấn đề tâm lý và bạo lực tinh thần trong giới trẻ là một công việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu các bên liên quan hợp tác chặt chẽ và cùng nhau đối mặt với vấn đề thì chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ và bảo vệ các em học sinh khỏi những rắc rối tâm lý và bạo lực tinh thần. Đó chính là sự trách nhiệm và nhiệm vụ của cả xã hội, để bảo vệ tương lai của thế hệ trẻ.
Vụ nam sinh tử tử, xin đừng chia sẻ clip nữa!

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 6 giờ trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

8 năm trả tiền thuê nhà mất 1,3 tỷ đồng, chồng chết lặng khi biết danh tính thật sự của chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcGĐXH - Suốt 8 năm trời đều đặn trả tiền thuê nhà, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện mình đã "trả tiền cho chính vợ".

4 cung hoàng đạo có năng lực quản lý tài chính bẩm sinh, xứng đáng là 'tay hòm chìa khóa'
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Bốn cung hoàng đạo nữ dưới đây không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn có tay giữ của nên cuộc đời không phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc.

Ngày sinh Âm lịch của người hết lòng vì tình yêu
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này khi yêu là cam kết trọn đời.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 10 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m², mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá
Gia đình - 14 giờ trướcSau gần 10 năm sống trong căn nhà thuê nhỏ hẹp giữa thành phố để tiện chăm con học đại học, chị Lan – 45 tuổi – quyết định bỏ phố về quê khi con trai tốt nghiệp và đi làm ổn định.

Lấy vợ cùng xã hơn 6 tuổi, ông bố một con hài hước kể chuyện xưng hô
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcSau nhiều lần bị chặn tài khoản mạng xã hội, Vĩnh đã chinh phục được “người chị cùng xã” và làm đám cưới chỉ 6 tháng sau đó.

Chàng trai 28 tuổi lấy vợ U70 gây bão dư luận 6 năm trước giờ ra sao?
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhiều năm trước, sau nhiều lần thất bại trong tình yêu, chàng trai trẻ 28 tuổi chấp nhận lấy người phụ nữ 65 tuổi khiến dư luận xôn xao.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Bố mẹ vợ mang máy đếm tiền ra kiểm kê sính lễ khiến nhà trai sững sờ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Khi cầm vào phong bao đỏ chú rể đưa, người dì của cô dâu có chút lăn tăn. Thấy thái độ của người dì, bố mẹ cô dâu lập tức bê máy đếm tiền trong nhà ra đếm.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.