Liệt cả tay và chân, cậu học trò vẫn nỗ lực đến trường học chữ
Thân thể không được bình thường, tay chân dị dạng nhưng cậu trò Thế Phong vẫn hằng ngày đến trường trên đôi vai ba mẹ và học tập trong sự yêu thương của thầy cô, bạn bè.
Món quà không trọn vẹn từ ông trời
Bé Nguyễn Thế Phong (SN 2013), trú tại xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được sinh ra bên cạnh sự yêu thương còn có sự đánh đổi và chấp nhận của người cha, người mẹ.
Ở thai kỳ tháng thứ 4, chị Nguyễn Thị Trúc Phương đi khám và được bác sĩ thông báo bào thai đang thành hình sẽ mang nhiều dị tật khi chào đời. Dù được nhiều người khuyên bỏ thai khi còn có thể nhưng vợ chồng chị Phương vẫn muốn giữ "của trời cho" dù không được trọn vẹn.
"Bác sĩ nói cháu bị tật nguyền, nhiều người khuyên nên bỏ cái thai để tốt cho vợ chồng và cháu sau này. Nhưng vợ chồng tôi không đành lòng vì đây là máu mủ của mình. Chúng tôi muốn cháu được ra đời, được nhìn thấy ba, thấy mẹ", chị Phương tâm sự.
Với sự quyết tâm của vợ chồng chị Phương, hình hài chưa trọn vẹn được sinh ra. Cái tên Thế Phong được đặt để gọi tình yêu lớn của vợ chồng chị. Vừa chào đời, Thế Phong đã được xác định bị đa khớp bẩm sinh và bại não vận động.
Với suy nghĩ "có bệnh thì vái tứ phương", gia đình đã đưa cháu đi khắp bệnh viện lớn nhỏ để chữa trị nhưng không thành công.
Từ đó, Thế Phong dần lớn với những khiếm khuyết cơ thể, cuộc sống gắn với chiếc giường nhỏ. Mặc dù phải nằm một chỗ, khó có thể vận động tay chân, thế nhưng Phong lại tỏ ra rất thông minh, lém lỉnh.
Nơi miền quê nghèo, ba mẹ Thế Phong luôn cố gắng để chăm lo tốt nhất cho bé và các em. Sau những lúc mệt mỏi với gánh mưu sinh, chị Phương cùng chồng đôi lúc cũng rớm nước mắt vì nghĩ suy cho tương lai của đứa con trai khi thân thể chẳng được bình thường.
"Con muốn học để mai sau làm điều có ích"
Cuộc sống của Phong ngày đó chỉ quanh quẩn ở chiếc giường nhỏ. Ngoài những lúc chơi cùng các em, trò chuyện cùng ba mẹ thì cháu chỉ biết làm bạn với chiếc tivi. Cánh cửa sổ chính là nơi mà cậu bé gửi gắm ước mơ có thân thể bình thường để được vui đùa như bạn bè.
Rồi khi em trai của Thế Phong là Nguyễn Ngọc Gia Bảo (SN 2014) đến trường để tập đọc, tập viết và mang về nhà biết bao nhiêu là sách vở, Thế Phong đã nài nỉ xin bố mẹ cho em được đi học.
Rồi Thế Phong chứng minh khát khao đi học bằng cách nhờ em trai dạy đếm số và chơi với bút, giấy, tập ngậm bút ở miệng, luồn vào giữa 2 ngón tay co quắp để tập viết những nét chữ đầu tiên. Thương con, muốn con được đến lớp như bạn bè dù chẳng dám nghĩ là con sẽ học tập được nhiều kiến thức, ba mẹ Phong ái ngại xin phép nhà trường.
Thầy Nguyễn Tân Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Xuân Trạch – người luôn quan tâm và theo sát cậu học trò kém may mắn nhưng giàu nghị lực vẫn nhớ những ngày đầu Phong đến lớp. Tưởng chừng chỉ cho phép cháu đến lớp thời gian ngắn để cảm nhận được không khí của những cô cậu học trò rồi cháu nghỉ. Nhưng thật bất ngờ, Thế Phong tiếp thu tốt kiến thức và nỗ lực để viết chữ.
"Lúc đầu gia đình xin thì nhà trường cũng tạo điều kiện cho cháu đến lớp học tập thử. Không nghĩ là trò Phong có thể tiếp thu tốt kiến thức và viết tốt đâu vì tay chân đều mang dị tật, sức khỏe không được tốt. Nhưng cậu trò ấy có nghị lực đáng khâm phục và mong muốn được đến lớp nên nhà trường đã đồng ý tiếp nhận cháu", thầy Thành chia sẻ.
Ở lớp, Phong không thể ngồi học như các bạn nên gia đình và nhà trường đã phối hợp để làm cho cháu một chiếc phản nhỏ để cháu nằm học. Để viết chữ, Phong dùng bàn tay dị dạng bẩm sinh để ghì bút vào miệng, cằm rồi đưa từng nét. Dù cách viết khó khăn nhưng chữ viết của Phong đều và đẹp không kém gì các bạn.
Bắt đầu hành trình đến lớp với nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, nhưng nay Nguyễn Thế Phong đã là một phần của tập thể lớp 4A, Trường tiểu học số 1 Xuân Trạch. Cô giáo Đinh Thanh Trang, giáo viên chủ nhiệm cho biết, Thế Phong luôn được giáo viên và học sinh quý mến bởi những đức tính tốt.
"Em Phong luôn lễ phép, cẩn thận. Trong học tập tuy có hạn chế về thể chất nhưng lại thông minh, sáng dạ và luôn vui vẻ với các bạn", cô Trang chia sẻ.
Trò chuyện cùng cậu trò giàu nghị lực, Thế Phong mong muốn bản thân sẽ học thật giỏi, nhận nhiều giấy khen để ba mẹ, thầy cô được vui và đem về khoe với các em. Ở một tương lai xa, em mong sẽ trở thành một bác sĩ để có thể chữa bệnh cho nhiều người và tìm ra cách để bản thân được bình thường trở lại. Ước mơ trẻ thơ thật ngây ngô nhưng lại là động lực, niềm tin để cậu bé kém may mắn vui sống, học tập từng ngày.
"Em rất thích học. Giờ ra chơi thì em thích đọc truyện, chơi cờ ca rô ở trong lớp và nhìn các bạn chơi. Sau này, em muốn học giỏi để trở thành bác sĩ", Thế Phong chia sẻ.
Hành trình của Thế Phong vẫn đang được viết tiếp từng ngày không chỉ bằng sự nỗ lực của "chàng ngự lâm nhỏ" mà còn có sự cố gắng và tình yêu thương của gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 18 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.