Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lo cho tương lai từ hôm nay

Thứ sáu, 15:51 28/09/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mọi người thường nói trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng cũng cần nói thêm rằng: Người già mới chính là tương lai của chúng ta.

Theo thống kê, hiện 60% người cao tuổi Việt Nam không có lương hưu hay trợ cấp xã hội thường xuyên. Ảnh: Dương Ngọc .

Bởi rồi ai cũng đến thời kỳ phải già đi và hãy nhìn ông bà, cha mẹ chúng ta đang sống như thế nào để chủ động chuẩn bị tuổi già cho bản thân mình...

Tọa đàm “Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” là dịp để các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các chuyên gia về dân số và gần 200 hội viên nông dân, phụ nữ của các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Dương trao đổi những kinh nghiệm của các quốc gia trong việc ứng phó với già hóa dân số, cũng như chia sẻ làm thế nào để đón tuổi già một cách chủ động nhất.

Buổi tọa đàm do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 26/9 vừa qua.

Đa số người già chưa được hưởng “lưới an toàn” cơ bản

Năm nay đã 65 tuổi nhưng ông Nguyễn Tất Bô (xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, Hải Dương) vẫn phải ngày ngày chăm chỉ làm việc. Vợ chồng ông Bô có 3 người con đều ra ở riêng và ở xa. Cả 3 đều có hoàn cảnh khó khăn, việc giúp đỡ bố mẹ chỉ có thể ở việc thăm hỏi, động viên tinh thần. Ông Bô kể: Ngoài phụ cấp thường xuyên hơn 1,1 triệu/tháng, mỗi mùa, vợ chồng ông vẫn phải cấy 3 sào ruộng, đến vụ đông phải trồng thêm màu mới đủ sống. Thế nhưng thu nhập này chỉ mới đủ cho 40-50% nhu cầu thực tế. Vợ chồng ông càng phải chắt bóp hơn mỗi khi đau ốm vì không có bảo hiểm. Vợ ông Bô rất ngại đi khám vì lo tốn kém tiền nong hay sợ làm phiền con cháu nên vẫn thường giấu bệnh. Khó khăn là thế, nhưng theo ông Bô, vợ chồng ông vẫn thuộc vào diện “may mắn” của làng, bởi còn rất nhiều gia đình khó khăn hơn ông.

Câu chuyện mà ông Bô chia sẻ được rất nhiều người trong buổi tọa đàm đồng cảm bởi nó không quá xa lạ, thậm chí quen thuộc với đa số người tham dự. Theo bà Nguyễn Thị Lan – Phó Ban Truyền thông và sức khỏe – Trung ương Hội Người cao tuổi: Trung bình mỗi người cao tuổi gánh chịu 3- 4 bệnh. Khó khăn lớn nhất đối với người cao tuổi ở nông thôn chính là đảm bảo chất lượng cuộc sống. Nhiều người già không chỉ phải “tự thân vận động” cho cuộc sống của mình mà còn phải hỗ trợ thêm cho con cháu, chăm sóc, nuôi dạy cháu cho con mình đi làm ăn xa...

Bàn về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Đình Cử (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cung cấp thông tin: Đa số người cao tuổi ở Việt Nam là phụ nữ, cứ 150 cụ bà có 100 cụ ông. 72% người cao tuổi sống ở nông thôn. 60% người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội thường xuyên. Như vậy, đa số người cao tuổi chưa được hưởng “lưới an toàn” cơ bản. Đặc biệt, tỷ lệ người già sống cô đơn hoặc hai vợ chồng già sống với nhau tăng đột biến. Chỉ trong 15 năm (1993-2008), tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (từ 12% lên 30%). “Đặc biệt, gần một nửa số người già tự nhận sức khỏe của mình yếu. Với gần 10% dân số là người từ 60 tuổi trở lên, đây là đối tượng chính của chính sách an sinh xã hội – một chính sách mà Đảng và nhà nước hết sức quan tâm” – GS.TS Nguyễn Đình Cử nói.

Còn theo ông Brucce Campell– Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, kết quả cuộc khảo sát về già hóa dân số ở Việt Nam năm 2011 cho thấy: Có tới 39% những người cao tuổi hiện nay vẫn đang làm việc, chủ yếu ở nông thôn. Hầu hết họ đều có thu nhập thấp và không ổn định. 17% người có tuổi sống dưới mức nghèo khổ.

Chủ động đón tuổi già ra sao?

“Làm thế nào để đón tuổi già một cách chủ động?”; “Có những cách làm nào để tạo thu nhập khi về già?”, “Lương hưu của những người cao tuổi có được tăng không?”, “Những tiêu chuẩn để vào trại dưỡng lão hoặc trung tâm nuôi dưỡng người già, trung tâm bảo trợ xã hội là gì?... là những thắc mắc, mong muốn của hầu hết các ý kiến của những hội viên nông dân, phụ nữ trong buổi tọa đàm.

Cũng là một người trên 60 tuổi, GS.TS Nguyễn Đình Cử chia sẻ rằng: Để chủ động đón tuổi già, ngày trẻ tuổi cần tránh xa thuốc lá, rượu chè. Bởi chỉ cần “chớm già”, thứ nghiện này đã có thể “phát huy” tác hại một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, làm việc chăm chỉ và có tích lũy bằng cách đóng bảo hiểm tự nguyện, gửi tiết kiệm... cũng là cách để chúng ta thoải mái đón “tuổi già sầm sập đến”. Ngoài ra, một việc rất quan trọng, cần phải làm từ lúc trẻ tuổi, đó là kế hoạch hóa gia đình. “Nếu sinh đủ số con, để nuôi dưỡng tốt, khi chúng ta già, con cái đã trưởng thành và tự lo cho cuộc sống của mình. Nếu không kế hoạch, chuyện “vừa đeo kính vừa quấy bột” cho con là chuyện không phải hiếm có!” – GS Cử hóm hỉnh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Brucce Campell cho rằng: Người cao tuổi hiện nay là người trẻ tuổi trước đây và người trẻ tuổi hiện nay sẽ là thế hệ người cao tuổi trong tương lai. Chính vì thế, đầu tư cho y tế, giáo dục, tham gia vào sự ổn định lớp thanh niên đóng góp phần quan trọng vào việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi trong tương lai.

Tại buổi tọa đàm, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đề nghị: Ngoài việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động, cần phải có cán bộ chuyên trách về vấn đề người cao tuổi. Nếu như trước đây, nước ta có cơ cấu dân số trẻ, chúng ta có một ủy ban ngang Bộ về bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì nay, khi chúng ta chính thức bước vào già hóa dân số và sẽ bước vào giai đoạn dân số già chỉ sau 17-18 năm nữa, chúng ta phải có hệ thống đó.
 

Tại buổi tọa đàm, đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Hội Người cao tuổi... đã chia sẻ nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để tạo thu nhập khi về già như trồng cây cảnh, nuôi chim bồ câu, hay quỹ lương hưu do Hội Người cao tuổi đưa ra, ngay từ khi còn trẻ các công dân đã có quyền đóng góp theo dạng tiết kiệm và bắt đầu hưởng lãi từ năm 60 tuổi. Mới đây, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA đã ký kết Dự án tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội Việt Nam trong ứng phó với các vấn đề dân số cần quan tâm, trong đó có vấn đề già hóa dân số. Theo đó, những hội viên nông dân, phụ nữ được truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật để làm kinh tế, phát huy năng lực dù tuổi đã cao. Dự án kéo dài trong 5 năm (2012-2016).

Thu Nguyên

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Top