Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại thịt nào được loài người ăn nhiều nhất? Điều xảy ra khi thế giới thiếu vắng con vật này?

Thứ ba, 11:40 28/03/2023 | Bốn phương

GĐXH - Loài người tiêu thụ ít nhất 120 triệu tấn thịt gà và 1,2 nghìn tỷ quả trứng mỗi năm, đây là một con số khổng lồ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu gà bỗng nhiêu biến mất khỏi trái đất?


Nguồn cung tăng mạnh, giá thịt lợn, gà lông chìm sâu dưới đáyNguồn cung tăng mạnh, giá thịt lợn, gà lông chìm sâu dưới đáy

Nguồn cung thịt lợn, thịt gà được dự báo tăng mạnh, trong khi sức tiêu thụ lại yếu kéo giá của những mặt hàng này chìm sâu dưới đáy.

Gà đã đánh bại bò và lợn để trở thành nguồn protein số 1 thế giới, người dân tiêu thụ tới 98 triệu tấn/năm

Loại thịt nào được loài người ăn nhiều nhất? Điều xảy ra khi thế giới thiếu vắng con vật này? - Ảnh 2.

Thịt gà được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới

Trong hơn 10 năm qua, thịt gà đã soán ngôi vương để trở thành nguồn protein số 1 thế giới và tình trạng này tiếp tục tăng nhanh thời lạm phát.

Năm 2022, tổng mức tiêu thụ thịt gà đã lên đến 98 triệu tấn, cao gấp đôi so với thời năm 1999. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt gà cao gấp 3 lần so với thịt lợn và 10 lần so với thịt bò. Tính đến năm 2030, thịt gà sẽ chiếm 41% tổng lượng thịt tiêu thụ trên toàn thế giới.

Loài người tiêu thụ ít nhất 120 triệu tấn thịt gà và 1,2 nghìn tỷ quả trứng mỗi năm, đây là một con số khổng lồ.

Hãng tin Bloomberg nhận định nhờ những công nghệ cải tiến vượt bậc trong nông nghiệp mà chi phí chăn nuôi gà đã giảm mạnh trong nhiều năm. Bình quân mỗi con gà công nghiệp hiện nay chỉ cần tốn khoảng 6 tuần kể từ lúc nở là có thể đem đi thịt. Trong khoảng thời gian đó, các trang trại có thể vỗ béo chúng với tốc độ không tưởng.

Bên cạnh đó, lạm phát đang khiến thịt gà ngày càng trở thành món ăn ưa thích từ Brazil cho đến Trung Quốc khi giá thịt bò - lợn tăng cao chóng mặt. Sự khủng hoảng của chuỗi cung ứng thịt do đại dịch, dịch tả lợn Châu Phi càng khiến thịt gà giá rẻ trở nên hấp dẫn trong mắt mọi người.

Bất chấp gia tăng sản lượng nhờ chế độ nuôi công nghiệp, thịt gà vẫn đang không đáp ứng nổi nhu cầu ngày một tăng trên toàn cầu. Thậm chí các nhà hàng tại Mỹ còn phải cạnh tranh nhau về nguồn cung ứng thịt gà. Ví dụ chuỗi Wingstop tại Mỹ đã tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy chế biến thịt gà riêng để cung ứng cho các nhà hàng thuộc thương hiệu này.

Trong khi đó chuỗi nhà hàng Layne's Chicken Fingers ở bang Texas-Mỹ thì đã bị nhà cung ứng thịt gà lớn nhất dừng cung hàng vì không đủ thịt gà. Nhà cung ứng duy nhất còn lại hiện nay cho hãng là Samir Wattar thì đã tăng giá thịt gà thêm 100%.

Dẫu vậy, Chicken Fingers vẫn chấp nhận mua trữ hàng lượng lớn vì dự đoán giá gà sẽ còn tăng nữa với tình hình lạm phát cao nhất 40 năm tại Mỹ.

Tại Châu Á, thịt gà đang dần chiếm ngôi vương của thịt lợn truyền thống để trở thành nguồn protein chính trong các bữa ăn hay bữa tiệc, nhất là khi giới trẻ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Phương Tây rằng thịt gà tốt cho sức khỏe hơn bò hay lợn.

Loại thịt nào được loài người ăn nhiều nhất? Điều xảy ra khi thế giới thiếu vắng con vật này? - Ảnh 3.

Mức tiêu thụ thịt gà tăng đều qua các năm, vượt xa thịt bò, lợn

Thậm chí một số nhà hàng tại Trung Quốc đã loại bỏ thịt lợn khỏi thực đơn, điều khó tin nổi nếu quay ngược lại vài năm trước. Ví dụ như ở chuỗi nhà hàng Wagas chuyến ẩm thực dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thực đơn của họ chỉ bao gồm thịt gà, salad, hải sản... nhưng tuyệt không có thịt lợn.

Tương tự, người dân Brazil cũng chuyển sang thịt gà khi lạm phát tăng mạnh khiến giá thịt bò trở nên đắt đỏ. Quốc gia xuất khẩu gia cầm lớn nhất thế giới này đã tăng sản lượng thêm 4,5% lên mức cao kỷ lục để phục vụ xuất khẩu cũng như nhu cầu tăng cao trong nước.

Theo Bloomberg, từ Châu Âu cho đến Nam Phi hay Mexicos, nhu cầu thịt gà cũng tăng chóng mặt.

Những người ủng hộ thịt gà cho rằng do chăn nuôi công nghiệp có vòng đời nhanh nên thịt gà thân thiện với môi trường hơn thịt bò, thải ít khí nhà kính cũng như hạn chế ô nhiễm đất, nước hơn so với chăn nuôi các loại động vật khác.

Một số nhà hàng đã chuyển sang thịt gà vì ý tưởng này nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu. Chuỗi nhà hàng bán mỳ-cà phê Panera Bread Co mới đây đã quảng bá thực đơn thân thiện với môi trường "Cool Food Meals", bao gồm loại thịt gà được chăn nuôi bởi tổ chức phi lợi nhuận "World Resources Institute".

Theo Cooks Venture, một hãng chuyên sản xuất thịt gà cho biết giá cả và hương vị vẫn là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng lựa chọn nguồn Protein. Bởi vậy dù có bị chỉ trích thì chăn nuôi công nghiệp vẫn thu được lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hiện nay.

Điều gì sẽ xảy ra nếu gà biến mất khỏi trái đất?

Loại thịt nào được loài người ăn nhiều nhất? Điều xảy ra khi thế giới thiếu vắng con vật này? - Ảnh 4.

Có bao nhiêu con gà trên trái đất? Câu trả lời là 2,3 tỷ con. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó tất cả những con gà này biến mất trong một đêm? Nó ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Nếu gà biến mất, tác động nghiêm trọng nhất có lẽ sẽ là ở một số nước Đông Nam Á và châu Phi, nơi kinh tế địa phương kém phát triển và nguồn protein hạn chế, vì vậy gà sẽ trở thành nguồn cung cấp protein chất lượng cao rẻ nhất.

Thịt gà và trứng gà rất giàu lysine và threonine. Hai chất này rất có lợi cho con người nhưng cơ thể con người không tự sản xuất được nên thịt gà cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của nhiều người nghèo.

Trứng cũng đóng một vai trò bí ẩn là thành phần chính để sản xuất vắc-xin cúm, trong đó 420 triệu liều được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm.

Các chủng vi-rút cúm được tiêm vào trứng, nơi vi-rút có thể nhân lên và cung cấp một môi trường dinh dưỡng và vô trùng. Sau đó, các nhà khoa học có thể thu được một chất lỏng chứa đầy virus và vai trò của trứng là không thể thay thế.

Khi gà biến mất, thói quen ăn uống của con người sẽ thay đổi, và các thợ làm bánh ngọt sẽ không còn có thể làm những món tráng miệng mềm và rẻ như hiện tại.

Nếu không có trứng, những món tráng miệng này sẽ mất kết cấu, độ bóng hiện tại và kém bông xốp hơn nhiều. Còn bánh ngọt làm từ trứng vịt, trứng ngỗng hay trứng cút có thể thay thế được trứng gà, nhưng chắc chắn giá sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, khi loài gà biến mất, sẽ ít người bị nhiễm khuẩn salmonella hơn. Salmonella là vi khuẩn phổ biến nhất ở gà, giết chết gần 120.000 người mỗi năm và hàng chục triệu người khác mắc bệnh.

Hàng ngàn năm qua, loài gà đã đồng hành cùng con người, nếu một ngày loài gà thực sự biến mất, nếu không loài vật nào thay thế được chúng thì sự sung túc mà loài gà mang lại cho con người cũng sẽ biến mất, một thế giới không có loài gà chắc chắn chẳng còn gì tốt đẹp.

Đừng vội chê Huấn luyện viên Philippe Troussier với hai trận thua đậm liên tiếp


K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 9 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 17 giờ trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 22 giờ trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Vụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.

Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?

Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Thời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.

Top