Loạn gia cầm kiểm dịch ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc
GiadinhNet - Với lý do toàn “người làng, người xã”, Ban quản lý chợ Hà Vỹ - Khu buôn bán gia cầm lớn nhất miền Bắc chấp nhận cho những hộ kinh doanh tự phát hoạt động, dẫn đến việc nhập nhèm nguồn gốc gia cầm.
Không biết đâu là gà, vịt đã qua kiểm dịch
12h đêm, khi cả vùng quê ở xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã chìm sâu vào sự tĩnh lặng thì chợ Hà Vĩ bắt đầu nhộn nhịp với những chuyến “đổ hàng” đầu tiên trong ngày. Theo quan sát, cứ khoảng 30 phút lại có một xe tải chở gia cầm đến chợ. Tiếng gà vịt quang quác xen lẫn tiếng người, tiếng xe tạo ra thanh âm hỗn tạp, inh tai nhức óc.
Tại chợ đầu mối gia cầm này, có rất nhiều hộ buôn bán theo kiểu tự phát, không đăng ký kinh doanh cũng không qua kiểm dịch gia cầm. Với đôi mắt trong veo, Hương, một cô gái trẻ chừng 17,18 tuổi kể với chúng tôi: “Hôm nay, mẹ em mệt nên em ra đây bán hàng thay”. Ngó qua, đàn vịt của nhà Hương chưa đến 100 con, nằm la liệt trên sàn, phía ngay khu đầu chợ. Số vịt này cũng được chia làm 3 loại nhưng giá thấp hơn giá so với vịt được bán trong các ki ốt chỉ cách đó vài bước chân.
Gia đình Hương là một trong số hàng chục hộ buôn bán gia cầm tự phát ở thôn Hà Vĩ. Họ không mua ki ốt trong chợ để buôn bán không phải vì không có đủ tiền số tiền 110 triệu đồng/10 năm, mà do những gian hàng này đã được đăng ký hết, ngay từ khi khu chợ này được mở vào năm 2011.
6h sáng, khi 162 ki ốt trong chợ được lấp đầy bởi số lượng lớn gà vịt thì khu vực buôn bán tự phát bên ngoài cổng chợ và những địa điểm trống trong chợ cũng tấp nập không kém. Gà, vịt la liệt lấp hết các khoảng trống, che chắn khiến lối vào chợ gần như bị lấp kín.
Anh Hùng, một tiểu thương buôn bán trong ki ốt ở chợ Hà Vĩ bức xúc: “Chúng tôi đóng tiền cho chính quyền để được buôn bán trong chợ mà họ lại để cho các hộ khác vào cướp hết mối hàng”. Một tiểu thương khác bên cạnh cũng cho hay, tình trạng này diễn ra hơn 1 năm nay rồi. Các hộ buôn bán không có ki ốt, tràn lan ngoài cổng chợ, bán phá giá khiến tiểu thương bên trong chợ gặp khó.
Nhiều hộ kinh doanh khác cũng phản ánh, việc Ban quản lý chợ Hà Vĩ cho phép các hộ buôn bán gia cầm tự phát tại các khu nền, đất trống của chợ, đặc biệt khu đầu chợ đã khiến lối dẫn vào chợ bị bịt kín. Bên cạnh đó, việc để buôn bán tràn lan cũng khiến tình trạng mất vệ sinh, hôi thối từ chất thải gia cầm càng trở nên nghiêm trọng.
“Những hôm mưa gió, phân gà vịt, lông gia cầm theo nước lênh láng hôi thối rất khó chịu. Nhiều khách mới đến không quen phải nôn ọe”, tiểu thương Hùng kể lại. Nhưng tình trạng mất vệ sinh, hôi thối đó chỉ là một phần của những bức xúc. Theo anh Hùng, các hộ buôn bán tự phát đã tự phá giá thịt gia cầm thấp hơn 3, 4 giá so với các hộ kinh doanh trong ki ốt khiến nhiều hộ trong ki ốt điêu đứng. Được biết, nhiều lần các hộ kinh doanh gia cầm trong các ki ốt cùng nhau lên kiến nghị với Ban quản lý chợ Hà Vĩ nhưng chỉ nhận được câu trả lời “ậm ừ” cho qua chuyện.
Nhiều tiểu thương cho biết, việc để cho các hộ buôn bán tự phát buôn bán quanh chợ dẫn đến việc nguồn gốc gia cầm trở nên nhập nhèm. “Chúng tôi thì phải qua các khâu kiểm dịch nghiêm ngặt còn họ thì cứ mang gà, vịt đến chợ rồi bán thôi. Khách hàng thì chẳng biết đâu là gà, vịt đã qua kiểm dịch, cứ thấy rẻ là mua thôi”, một tiểu thương tên Hà cho hay.
“Chúng tôi biết sai nhưng không còn cách nào khác”(?)
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Lê Xuân Viết, Trưởng BQL chợ gia cầm Hà Vĩ cho biết: “Chúng tôi hiểu các bức xúc của các hộ kinh doanh trong ki ốt và biết việc để các hộ buôn bán tự phát trong chợ là sai nhưng không còn cách nào khác”(?).
Ông Viết cho biết, theo đúng như chỉ đạo của UBND huyện Thường Tín và UBND xã Lê Lợi thì chợ Hà Vĩ chỉ được cho phép 162 hộ đã đăng ký thuê ki ốt với mức giá 110 triệu/10 năm là được phép kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, sau khi được đưa vào hoạt động vào năm 2011, có đến hơn 500 hộ đăng ký kinh doanh trong ki ốt tuy vậy khu chợ chỉ đáp ứng được 162 ki ốt. Vì vậy, một số lượng lớn các hộ buôn bán gia cầm trong làng Hà Vĩ và xã Lê Lợi không có mặt bằng kinh doanh.
Theo thiết kế ban đầu chợ chỉ đủ để tiêu thụ 15 – 20 tấn/ ngày nhưng hiện tại lượng gia cầm thường xuyên ở đây lên tới 50 – 60 tấn/ ngày, có những ngày cao điểm lên tới gần 100 tấn. “Các hộ buôn bán tự phát kia chủ yếu là người trong làng, trong xã. Mỗi năm vào 2 vụ vịt (tháng 6-7 và tháng 10-12), khi số lượng vịt trong địa bàn quá tải thì họ xin chúng tôi được vào trong chợ buôn bán. Là người trong làng, trong xã vì tình cảm, chúng tôi không thể cấm”, ông Viết phân trần.
Vị trưởng BQL chợ Hà Vĩ cũng cho biết: “Mỗi xe máy vào chợ chúng tôi thu 5.000 đồng, ô tô 20.000 đồng/ xe. Tiền phí vệ sinh thì được thu theo tháng. Việc này BQL cũng đã báo cáo với lãnh đạo UBND xã Lê Lợi và các vị ấy trả lời: Giải quyết sao cho dung hòa nhưng vẫn tạo điều kiện cho họ kinh doanh”.
Luân chuyển công tác cán bộ “bán dấu kiểm dịch gia cầm”
Liên quan đến bài viết: “Chuyện đáng lo ở chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc: Ngang nhiên mua bán dấu kiểm dịch” được đăng tải trên Báo Gia đình & Xã hội(số 90, ngày 29/7/2017), lãnh đạo Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, đơn vị này đã nắm được thông tin và yêu cầu Trạm thú y Thường Tín báo cáo về sự việc để xem xét việc xử lý các cán bộ liên quan. “Đây là sự việc rất nghiêm trọng, liên quan đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm đang nhức nhối trong thời gian vừa qua. Quan điểm của Chi cục là sẽ làm rõ và xử lý nghiêm”, lãnh đạo Chi cục khẳng định.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Dương Xuân Tĩnh, Trạm trưởng Trạm thú y Thường Tín đã nhận sai trong việc để cán bộ “đóng dấu kiểm dịch bừa bãi”. “Ngay sau khi Báo phản ánh, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp yêu cầu anh Trần Văn Sự (cán bộ thú y đóng dấu kiểm dịch gà, vịt không rõ nguồn gốc) viết bản tường trình, bản kiểm điểm. Trước mắt, Trạm đã luân chuyển công việc của anh Trần Văn Sự từ vị trí đóng dấu kiểm dịch tại các lò mổ sang vị trí chốt kiểm dịch ở chợ Hà Vĩ”, ông Tĩnh cho biết.
Ngoài ra, Trạm thú y Thường Tín cũng đã họp với 4 chủ lò mổ được cấp phép. Theo đó, các chủ lò mổ phải cam kết không tái phạm lại các hành vi mua bán dấu kiểm dịch và thực hiện đầy đủ quy trình kiểm dịch đảm bảo theo thông tư 09/2016 của Bộ NN&PTNT.
Nhóm PV
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 1 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 1 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 10 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 12 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 12 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.