Lỗi “chết người” cho con uống thuốc
Những sai lầm rất “ngớ ngẩn” nhưng lại nhiều chị em mắc phải khiến thuốc mất hoặc phản tác dụng với trẻ.
Thuốc uống của trẻ em không nên dùng tùy tiện mà cần phải dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn. Tuy nhiên nhiều chị em lại rất thờ ơ với chuyện đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng mà chỉ thích cho con dùng theo thói quen. Những sai lầm rất “ngớ ngần” nhưng nhiều chị em mắc phải khiến thuốc mất hoặc phản tác dụng với trẻ.
Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng”
Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng” hay còn gọi là hội chứng “Tin lời đồn hơn tin bác sĩ” ngày càng phổ biến hiện nay. Rất nhiều chị em vì ngại đi bệnh viện nên quyết định tự kê đơn cho con theo kinh nghiệm học hỏi của người khác. Chuyện này không hiếm. Không thiếu các bà mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các bà mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình.
Vậy nhưng gần đây còn xuất hiện rất nhiều trường hợp chị em đã đi khám bác sĩ về rồi nhưng vẫn không yên tâm cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà phải lên mạng hỏi thăm ý kiến của các chị em khác và tỏ ra tin tương lời khuyên của một người xa lạ trên internet hơn là của bác sĩ. Cách làm này rất nguy hiểm vì rất có thể các mẹ chẩn bệnh không đúng do nhiều bệnh có một số biểu hiện bên ngoài giống nhau hoặc cho con uống thừa, thiếu liều lượng thuốc so với tình trạng bệnh.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau và do đó, không thể đơn giản dùng chung một thuốc. Chị em cũng đừng vội vã tin những lời khuyên trên mạng hơn cả bác sĩ. Một bà mẹ trên mạng có thể đã có kinh nghiệm sử dụng thuốc để trị bệnh cho con mình. Vậy nhưng một bác sĩ thì đã có hàng trăm nghìn bệnh nhân và hàng trăm nghìn đơn thuốc được đảm bảo trong suốt cuộc đời.
Tự ước lượng liều lượng thuốc cho con

Câu nói “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” luôn được nhắc đi nhắc lại trong bất cứ một quảng cáo thuốc nào trên truyền hình. Vậy nhưng vẫn có rất nhiều chị em chủ quan với vấn đề này. Đơn cử như vấn đề dùng Oresol – một loại thuốc có trong tủ thuốc của tất cả các gia đình, có tác dụng bù nước cho bé bị tiêu chảy, mất nước. Pha oresol không đúng liều lượng không đơn giản là làm thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Đã có rất nhiều trường hợp mẹ Việt cho con uống Oresol liều lượng cao và quá đặc dẫn đến phù não cấp, nặng có thể tử vong, nhẹ thì di chứng thần kinh không hồi phục.
Ngay cả với việc cho bé uống siro thuốc, nếu ghi chú yêu cầu 5ml/ lần, mẹ cũng nên đo đúng theo cốc đo thuốc đi kèm. Tuyệt đối không ước lượng bằng mắt và thìa.
Để bé uống thuốc siro sát bữa ăn và trước khi đi ngủ
Thuốc cho trẻ nhỏ thường được bào chế dưới dạng sirô, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Bởi khi cho trẻ uống thuốc dạng viên bao, viên nén thường gặp khó khăn do trẻ không thích uống. Do đó, người ta bào chế một số thuốc dưới dạng thuốc sirô có đường ngọt, một số loại thuốc còn có mùi thơm hoa quả để bé hào hứng hơn với việc uống thuốc. Tuy nhiên thuốc sirô thường có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống thuốc sát ngay trước bữa ăn, vì chất đường trong thuốc có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, chất đường thường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu đứa trẻ tăng lên dễ gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.
Mặt khác, mẹ cùng không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi ngủ, vì chất đường ngọt bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng gây sâu răng, sún răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì tốt.
Cho con uống chung thuốc với sữa
Một số người mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được. Đối với những bé còn nhỏ (chỉ có nguồn dinh dưỡng là sữa) thì nên khắc phục bằng cách cho bé uống thuốc trước (hoặc sau) cữ bú ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Vội vã cho con uống thuốc hạ sốt
Rất ít người biết rằng khi cơ thể trẻ phát nhiệt (sốt) ở nhiệt độ phù hợp cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé có cơ hội phát triên. Vì vậy, khi thấy con sốt, trước hết mẹ đừng nên vội vã cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Mẹ nên ưu tiên biện pháp vật lí trước như lau rửa người bằng nước ấm, mặc thoáng, cho bé uống nhiều nước, ăn đồ đủ chất và loãng, dễ ăn… để bé cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ k,5hi nhiệt độ cơ thể bé lên quá 38 độ C thì mẹ mới nên cho con uống thuốc và liên hệ với bác sĩ nhi khoa.
Không để tâm đến hạn sử dụng và bảo quản thuốc
Đừng đơn giản nghĩ cứ ra hiệu thuốc mua một vỉ thuốc về và cho con uống là xong. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn, thường là ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.

Cuộc tẩu thoát giữa ban ngày gây chấn động, hai gia đình tan nát
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcMột người đàn ông lạ nhảy khỏi cửa sổ nhà một người phụ nữ có chồng, hàng xóm quay lại toàn bộ vụ việc gây chấn động mạng xã hội.

Ở tuổi 45, tôi thấm thía: Trên đường đua hạnh phúc và tiền bạc, người thông minh nhất là người không vội vàng, không so sánh - chỉ tập trung vào nhịp chạy của mình
Gia đình - 14 giờ trướcĐừng mãi vướng bận với những phiền não của mình, hãy ở bên những người bạn tin tưởng, làm những việc bạn nên làm – những điều đơn giản ấy đều có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp.

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học
Nuôi dạy con - 18 giờ trướcNgười cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng, phía sau là câu chuyện bất ngờ
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcHình ảnh cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hai nàng dâu cùng sinh đôi, bố mẹ chồng quay cuồng vẫn hạnh phúc vô bờ
Gia đình - 1 ngày trướcTrước đây, Tống Sen và em dâu thường nghe bố mẹ chồng giục "cứ đẻ đi rồi bố mẹ trông con cho". Không ngờ, sau này cả hai nàng dâu đều sinh đôi.

60 tuổi vẫn muốn ly hôn: 'Tôi đã làm bảo mẫu cả đời, giờ không muốn sống tiếp một cuộc hôn nhân vô ích'
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 30 năm sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu, bà Lâm quyết định ly hôn. "Tôi đã phục vụ cả đời như một người giúp việc trong chính gia đình mình."

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cung hoàng đạo tuyệt tình: Sư Tử số 2 không ai là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với các cung hoàng đạo này, chia tay là dứt khoát này, họ sẽ khá quyết đoán khi kết thúc một mối quan hệ tình cảm, cũng vì thế mà thường bị đánh giá là người tuyệt tình.

Cô gái 27 tuổi nhập viện sau khi mẹ hỏi: 'Bao giờ mới lấy chồng?'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Bị thúc ép kết hôn với người mình không yêu, cô gái trẻ phải nhập viện trong tình trạng co giật, tê liệt tay chân và khó thở.

5 thói quen âm thầm khiến người EQ thấp bị xa lánh mà không hay biết
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người không nhận ra rằng chính những phản ứng cảm xúc vô thức của mình đang làm hỏng các mối quan hệ. EQ thấp không chỉ thể hiện qua cảm xúc bốc đồng, mà còn nằm ở cách bạn ứng xử hàng ngày.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.