Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý do Bộ GD-ĐT chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh

Thứ năm, 15:43 30/03/2023 | Giáo dục

Liên quan đến dự thảo tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đại diện Bộ GD-ĐT lý giải về việc tại sao chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT nhận được nhiều ý kiến về dự thảo Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước đó, để xây dựng dự thảo phương án này, Bộ đã có nhiều cuộc họp với chuyên gia, xin ý kiến các sở GD-ĐT, các thầy cô giáo.

Thưa ông, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến dư luận. Ông có thể chia sẻ những điểm mới mà Bộ GD-ĐT muốn hướng đến ở dự thảo phương án này?

Bộ GD-ĐT muốn nhấn mạnh 3 điểm mới được thể hiện trong dự thảo phương án. Thứ nhất, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực phù hợp chương trình GDPT năm 2018.

Thứ hai, Bộ muốn nhấn mạnh việc định hướng nghề nghiệp qua các môn thi tự chọn từ các môn chọn học của học sinh, điều này giúp sớm định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích các em. Thứ ba, theo lộ trình từ năm 2025-2030, từng bước, Bộ GD-ĐT sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức kỳ thi trên máy tính.

Một trong những điểm đáng lưu ý của phương án là môn Lịch sử trở thành 1 trong 4 môn thi bắt buộc. Trước đó, Lịch sử là môn học lựa chọn hay bắt buộc là đề tài nóng của dư luận. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đang nhận những ý kiến góp ý ra sao về vấn đề này?

Trước khi quyết định đưa môn Lịch sử thành 1 trong 4 môn thi bắt buộc trong dự thảo, Bộ đã cân nhắc rất kỹ và xin ý kiến đa chiều. Đây là nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 của Quốc hội khóa XV, chỉ rõ “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách học sinh”.

Hiện, Bộ đang nhận được khá nhiều ý kiến đồng thuận, đặc biệt từ các thầy cô giáo giảng dạy và học sinh trong trường phổ thông. Song, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác nhau, nhất là ủng hộ việc thi môn Lịch sử nhưng cần thay đổi nhiều hơn cách ra đề cho môn học này. Những ý kiến góp ý này, Bộ sẽ tiếp thu cầu thị, lắng nghe, tổng hợp và phân tích đa chiều.

Lý do Bộ GD-ĐT chưa trao quyền ra đề thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh - Ảnh 1.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Một số ý kiến dư luận cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên nhẹ nhàng; cụ thể, nên trao quyền tối đa cho các Sở GD-ĐT từ việc tổ chức thi đến ra đề thi. Quan điểm của Bộ GD-ĐT ra sao, thưa ông?

Hiện nay, Bộ đã phân cấp khá mạnh và rõ cho các địa phương trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các địa phương, cụ thể là UBND các tỉnh/thành phố chịu trách nhiệm chính về tổ chức kỳ thi trên địa bàn.

Bộ GD-ĐT thực hiện công tác ban hành quy chế, xây dựng đề thi và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Những kỳ thi gần đây, đặc biệt các năm 2020, 2021, 2022, mô hình này ghi nhận nhiều ưu điểm, sự phân cấp ngày một cụ thể và rõ trách nhiệm.

Như chúng ta đã biết, hiện đang có sự khác nhau giữa các tỉnh thành, từ năng lực ra đề thi đến việc tổ chức đánh giá, xây dựng đề, trong khi bảo đảm được tính đồng đều về chất lượng, phổ quát và tương đồng giữa các địa phương là việc cần làm thận trọng và có lộ trình.

Để đáp ứng được tính đồng bộ, Bộ vẫn chịu trách nhiệm ban hành quy chế thi, ra đề thi, thanh tra, kiểm tra; các công việc khác, địa phương hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm. Bộ sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện quy định, quy chế và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ở cả cấp Bộ và cấp địa phương để kết quả kỳ thi được an toàn, khách quan, minh bạch nhất.

Liên quan đến đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, theo các chuyên gia, nhiều trường đại học sẽ vẫn sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh. Vậy, với đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ có xác định sẽ tăng độ phân hóa hơn so với hiện nay để các trường có thể dựa vào đó tuyển sinh?

Đề thi sẽ bám sát chương trình GDPT năm 2018, định hướng chú trọng đánh giá năng lực, có sự phân hóa phù hợp để bảo đảm vừa xét công nhận tốt nghiệp, kết hợp đạt nhiều mục tiêu khác nhau.

Theo thông lệ hằng năm, ngay trước mỗi kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi tham khảo để làm cơ sở cho giáo viên và học sinh định hướng ôn tập. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng vậy, trước khi tổ chức thi, Bộ sẽ công bố đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh chủ động trong dạy học và ôn thi.

Trong phương án dự thảo, Bộ GD-ĐT đặt ra lộ trình từ năm 2025-2030 từng bước tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính. Bộ chuẩn bị thế nào với lộ trình này, thưa ông?

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả từng bước tổ chức kỳ thi trên máy tính phù hợp với xu hướng quốc tế và việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay, trong đó có ngành giáo dục. Đây là vấn đề Bộ đã bàn thảo rất nhiều, xin ý kiến các chuyên gia và được xây dựng theo lộ trình phù hợp, chắc chắn.

Các năm 2025, 2026, 2027, kỳ thi vẫn tiếp tục được tổ chức trên giấy; song song với đó, Bộ sẽ thử nghiệm diện hẹp thi trên máy tính tại một số địa phương đủ điều kiện. Sau khi thử nghiệm đồng bộ, có đánh giá tác động, các điều kiện đều đáp ứng cho mỗi địa phương, Bộ mới tính toán triển khai đồng loạt.

Vì vậy, nhà trường và học sinh yên tâm học và ôn tập để tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao nhất, mọi chủ trương đều có các bước đi chắc chắn, không gây xáo trộn.

Xin cảm ơn ông!

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học

Giáo dục - 1 giờ trước

Vượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'

Giáo dục - 6 giờ trước

Trường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi

Giáo dục - 19 giờ trước

GĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Các trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội

Giáo dục - 1 ngày trước

Theo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Giáo dục - 2 ngày trước

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức (lớp 9A3 Trường THCS Dịch Vọng Hậu) - từng được biết đến với việc đưa em gái đến trường thi, nhờ các tình nguyện viên trông hộ để thi vào lớp 10 - đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Nhà giáo 2025, từ 1/1/2026, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Cách xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội sau khi trúng tuyển

Cách xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội sau khi trúng tuyển

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn thí sinh và phụ huynh cách đăng ký và xác nhận nhập học sau khi trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.

Top