Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý do Mỹ bầu cử vào ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11

Thứ tư, 14:00 11/11/2020 | Bốn phương

Vào năm 1845, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật quy định rằng ngày lựa chọn cử tri đoàn bầu tổng thống sẽ là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11.

Trong thời điểm hiện đại, đây là một vấn đề gây tranh cãi vì đối với nhiều người, ngày bầu cử nên được tùy ý điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện của từng năm bầu tổng thống tại Mỹ. Song nếu ngược dòng lịch sử đến những năm đầu thế kỷ 19, việc cố định ngày, tháng bầu cử tổng thống mang lại rất nhiều ý nghĩa.

Tại sao lại là tháng 11?

Trước những năm 1840, ngày cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống thường do lãnh đạo từng tiểu bang ấn định. Tuy nhiên, những ngày bỏ phiếu ở mỗi bang dù có sự khác nhau, thì đều rơi vào đúng tháng 11. Theo trang tin ThoughtCo, lý giải cho điều này cũng rất đơn giản: Theo luật liên bang năm 1792 tại Mỹ, các đại cử tri của từng bang sẽ phải tổ chức nhóm họp riêng vào ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12.

Lý do Mỹ bầu cử vào ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11 - Ảnh 2.
Bầu cử tổng thống tại Mỹ. Ảnh: AP

Cũng theo luật này, các cuộc bầu cử cấp bang, để chọn cử tri đoàn chính thức cho việc bầu tổng thống và phó tổng thống, phải được tổ chức trong vòng 34 ngày trước thời điểm trên. Do vậy, tháng 11 là phù hợp và lý tưởng nhất.

Thời điểm này còn đáp ứng cả về mặt "thiên thời và địa lợi" đối với một xã hội thuần nông như nước Mỹ thời kỳ đầu. Tháng 11 là thời điểm kết thúc các vụ thu hoạch, và cũng chưa phải thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông, nên đây cũng là lúc người dân nước này có thể thoải mái đến phòng bỏ phiếu.

Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 19, việc tổ chức bầu cử tổng thống vào các ngày khác nhau ở những tiểu bang khác nhau không phải là mối bận tâm lớn.

Do những hạn chế về các phương tiện đi lại và truyền tải thông tin, người dân ở bang này gần như không thể biết được kết quả bầu ở bang kia. Và phải mất tới vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, kết quả bầu cử cuối cùng trên toàn nước Mỹ mới có thế được công bố chính thức.

Bước ngoặt từ đường sắt và điện báo

Từ những năm 1840 trở đi, mọi thứ đã thay đổi. Với việc xây dựng các tuyến đường sắt trên khắp nước Mỹ, việc vận chuyển thư từ và báo chí đã trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều.

Song, điều thực sự mang lại những thay đổi sâu sắc đối với xã hội nước Mỹ ở thời điểm đó chính là sự xuất hiện của điện báo. Với việc mọi tin tức giờ đây có được thể truyền tải qua lại giữa các thành phố, và các tiểu bang trong vài phút, nên rõ ràng, kết quả bầu cử được công bố sớm ở bang này có thể ảnh hưởng đến quá trình bỏ phiếu vẫn đang diễn ra ở bang khác.

Ngày bỏ phiếu được ấn định

Một vấn đề khác cũng nảy sinh khi điều kiện giao thông tại Mỹ đã được cải thiện đáng kể. Đó là việc một số cử tri dù đã bỏ phiếu ở bang của mình, nhưng vẫn đến bang khác để tiếp tục bỏ phiếu. Trong thời kỳ mà các đảng chính trị rất dễ thực hiện các hành vi gian lận phiếu bầu, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Vì thế, năm 1845, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật quy định rằng ngày lựa chọn cử tri đoàn để bầu tổng thống sẽ là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11, và cứ 4 năm lại diễn ra một lần. Theo ThoughtCo, việc lựa chọn thời điểm trên vừa phù hợp với khung thời gian được quy định bởi luật năm 1792, vừa đảm bảo thời điểm bầu cử sẽ không bao giờ rơi đúng vào ngày 1/11.

Lý giải về việc tránh để ngày đầu tiên của tháng 11 là ngày bầu cử, một số ý kiến cho rằng đó là Ngày của các Thánh, thời điểm nghỉ lễ của các tín đồ Công giáo. Một số ý kiến khác cho rằng, các thương gia vào những năm 1800 có thói quen kiểm kê số sách vào đúng ngày đầu tiên của tháng 11, và việc lên lịch cho một cuộc bầu cử vào ngày này có thể cản trở kinh doanh.

Còn về lý do chọn ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 11, ThoughtCo giải thích rằng, do hòm phiếu vào những năm thế kỷ 19 thường được đặt tại các thành phố, thị trấn lớn, nên sẽ mất thêm nhiều thời gian di chuyển đối với người dân sống ở các vùng sâu vùng xa. Việc lựa chọn ngày thứ Ba sẽ giúp nhiều người Mỹ có dư thêm một ngày để đi đến nơi bỏ phiếu ở địa phương mình một cách kịp thời.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầu tiên theo đạo luật mới được tổ chức vào ngày 7/11 năm 1848. Trong năm đó, ứng cử viên Whig Zachary Taylor của đảng Đất Tự Do đã đánh bại các ứng cử viên Lewis Cass của Đảng Dân chủ và Tổng thống đương nhiệm Martin Van Buren của đảng Cộng hòa, để trở thành vị tổng thống thứ 12 của nước Mỹ.

Có nên cố định ngày bầu cử tại Mỹ?

Ở thời điểm hiện nay, việc tổ chức các cuộc bầu cử mang tầm quốc gia vào một ngày trong tuần đang bị cho là có phần "lạc hậu". Một số ý kiến lo ngại rằng việc bỏ phiếu vào thứ Ba sẽ tạo ra nhiều bất tiện, chẳng hạn nhiều người trong ngày này sẽ không thể nghỉ làm để đi bỏ phiếu, và nhiều người khác sẽ phải xếp hàng dài đến tận tối mới có thể bỏ phiếu.

Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, nước Mỹ không cần phải liên tục thay đổi thời điểm bỏ phiểu như nhiều nước khác trên thế giới. Việc áp dụng các hình thức bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư ở nhiều tiểu bang của Mỹ, đã giải quyết được phần nào các vấn đề nảy sinh khi phải bầu cử vào một ngày trong tuần.

Nhìn chung, truyền thống bầu tổng thống 4 năm một lần, vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11, vẫn sẽ tiếp tục được nước Mỹ duy trì.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Tiêu điểm - 3 giờ trước

Tổng số nhà trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, mặc dù con số thực tế có thể còn cao hơn.

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Tiêu điểm - 7 giờ trước

GĐXH - Thường đeo kính râm, thích bay đêm... là những bí mật về nghề phi công mà ít người biết.

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Ô tô bỗng dưng 'từ trên trời rơi xuống' khiến người đi đường khiếp vía: Nguyên nhân bất ngờ được tiết lộ

Bốn phương - 9 giờ trước

Một vụ tai nạn vừa xảy ra tại Thái Lan khiến nhiều người bình luận rằng: "Thật may mà thần chết đã ngủ quên".

Sống trong ô tô để tiết kiệm tiền, cuối tuần đi thăm bạn gái ở cách xa 500km

Sống trong ô tô để tiết kiệm tiền, cuối tuần đi thăm bạn gái ở cách xa 500km

Bốn phương - 10 giờ trước

TRUNG QUỐC - Để tiết kiệm tiền, người đàn ông đã biến chiếc xe ô tô thành nơi ở, mỗi tuần đi thăm bạn gái sống cách đó 500km.

Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Cháu 1 tuổi đuối nước trong xô, bà nội đi qua tìm 10 lần không phát hiện: Camera ghi lại diễn biến đau lòng

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Đoạn camera ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc bé trai 1 tuổi bị đuối nước trong xô khiến nhiều người bàng hoàng.

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Phu nhân Tân Thủ tướng Singapore 'gây bão' vì quá đẹp, một lần xuất hiện hiếm hoi cũng khiến dân mạng xuýt xoa không ngớt

Bốn phương - 1 ngày trước

Sự xuất hiện của vợ Tân Thủ tướng Singapore tại Lễ nhậm chức đang trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm.

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Người đàn ông ăn xin bỗng nổi tiếng sau một đêm, đổi đời thành triệu phú và được cả nước gọi là 'thầy': Lý do vô cùng bất ngờ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Một đoạn video của người qua đường đã tình cờ làm thay đổi cuộc đời của người ăn xin trên phố.

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt báo cảnh sát

Bốn phương - 1 ngày trước

Nhìn vườn rau xanh mướt nhà hàng xóm, người phụ nữ thấy 1 thứ bất thường!

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Meghan chia sẻ những chi tiết hiếm hoi về con trai Archie và con gái Lilibet

Bốn phương - 1 ngày trước

Cuộc sống thường nhật của hai nhóc tỳ Hoàng gia Anh Archie và Lilibet được Harry - Meghan chia sẻ trong chuyến thăm trường học ở Nigeria.

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bí ẩn 'gây tranh cãi nhiều nhất' trong bức họa Mona Lisa đã được giải đáp?

Bốn phương - 1 ngày trước

Bức họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Hàng trăm năm sau, người ta vẫn chưa giải đáp hết bí ẩn xoay quanh họa phẩm này.

Top