Mắc COVID-19, làm gì để không lo rụng tóc?
GiadinhNet - Các bác sĩ khuyến cáo nên giữ tinh thần ổn định, ngủ nghỉ điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng và tắm gội khoa học để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ rụng tóc.
Một khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy trong 6 tháng xảy ra dịch COVID-19, số người đến khám vì rụng tóc tăng gấp 3 so với 6 tháng trước khi dịch bệnh xảy ra.
Theo bác sĩ da liễu Trần Đức Huynh, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà, thực tế gần đây, có rất nhiều bệnh nhân gọi điện tới xin tư vấn do gặp tình trạng rụng tóc hậu COVID-19. Phần lớn bệnh nhân bác sĩ đã hướng dẫn thuộc nhóm thanh niên nam nữ từ 30 tuổi trở ra tới nhóm lớn tuổi hơn, riêng trẻ em chưa ghi nhận trường hợp nào.

Tình trạng rụng tóc sẽ không thể cải thiện ngay mà cần thời gian để phục hồi. Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Quang Minh - Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Khi mắc COVID-19, bệnh nhân có thể bị sốt, căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân khiến lông, tóc rơi vào giai đoạn rụng hơn.
Theo Bác sĩ Quang Minh, thông thường, tóc sẽ rụng rõ rệt từ 2-3 tháng sau khi bị mắc COVID-19 và có thể kéo dài từ 6- 9 tháng. Hầu hết mọi người sau đó thấy tóc của họ bắt đầu trông bình thường trở lại và ngừng rụng.
Để cải thiện tình hình rụng tóc, cần phải có một thời gian để phục hồi. Điểm lạc quan ở đây là thường các nang tóc không bị ảnh hưởng quá mạnh gây mất nang trong quá trình nhiễm COVID-19, do đó cơ hội tóc mọc phát triển lại bình thường là khá cao.

Hạn chế dùng hóa chất và giữ tinh thần thoải mái để giảm nguy cơ dụng tóc. Ảnh minh họa
Để khắc phục vấn đề rụng tóc hậu Covid-19, các bác sĩ khuyến cáo nên giữ tinh thần ổn định, ngủ nghỉ điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông, tăng giãn lỗ chân lông và toát mồ hôi để nuôi dưỡng hệ lông tóc móng.
Bệnh nhân cần tắm gội khoa học. Tắm bằng nước ấm 30-35 độ C (không quá lạnh và quá nóng với suy nghĩ tiêu diệt vi khuẩn), không được tắm khi đang sốt hoặc cơ thể quá yếu và mệt. Nên tắm và gội nhanh trong khoảng 5-10 phút, nếu quá lâu sẽ nhiễm lạnh. Sau khi tắm, bệnh nhân lau khô người và mặc quần áo thoáng, sấy khô tóc bằng tốc độ gió vừa và sấy nóng ở khoảng cách đủ ấm.
Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý để hạn chế rụng tóc cũng là điều quan trọng đối với các F0. Người bệnh cần bổ sung protein, vitamin B1, vitamin B12, vitamin C, vitamin E, vitamin D, sắt, kẽm, acid folic. Dùng các loại dầu gội đầu tránh pH không phù hợp, ít chứa chất tẩy rửa.
Ở giai đoạn hồi phục, bệnh nhân cần hạn chế nhuộm tóc, uốn, sấy, hấp, không buộc tóc quá chặt, búi... Bên cạnh đó, việc duy trì tinh thần thoải mái để giảm các hóoc môn gây stress cũng cần thiết.
Tình trạng rụng tóc sẽ không thể cải thiện "ngay tức thì" mà cần có thời gian hồi phục dần dần. Với những trường hợp rụng tóc rất nhiều, mỗi lần sờ lên đầu đều rụng hẳn 1 mảng tóc cần đi khám chuyên sâu về da liễu, chưa kết luận do Covid-19. Bởi cũng có thể người bệnh có cơ địa rụng tóc hoặc bệnh lý nào đó về da liễu.
Mẹ bạo hành con ruột suốt 4 năm?

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 29 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 18 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.