Mắc vẹo cột sống vô căn tới 70 độ, nữ sinh Hà Nội chia sẻ câu chuyện xúc động
GiadinhNet – “Mỗi lần ra ngoài, mọi người chỉ trỏ, bàn tán, em tự ti lắm. Quần áo lúc nào cũng mặc rộng thùng thình, để ngăn đi ánh mắt tò mò của người khác…”.
Đó là tâm sự của Nguyễn Thùy L (18 tuổi, sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi sáng 23/11, bên lề Hội thảo về ứng dụng hệ thống O-arm – một trong những hệ thống công nghệ chẩn đoán và điều trị cột sống hiện đại trên thế giới hiện nay.

Bệnh nhân Nguyễn Thùy L đã được phẫu thuật cong vẹo cột sống thành công nhờ phương pháp tiên tiến nhất Việt Nam.
Thùy L kể, cách đây khoảng 4 năm, khi đang học lớp 9, em xuất hiện tình trạng đau cột sống thắt lung, gây khó khăn cho đi lại, đứng ngồi, sinh hoạt. Để che đi dáng vẻ cong vẹo vốn gây tò mò cho mọi người, L. luôn mặc những bộ đồ rộng thùng thình.

Các bác sĩ phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân bằng hệ thống máy O-arm (màu vàng) tiên tiến. Ảnh: Ami Hà
Mẹ của L kể, mùa đông, khi bạn bè áo này quần nọ, L chỉ mặc những chiếc áo len to sụ, vẫn lộ ra cái lưng bị vẹo lệch.
Đưa con đi khắp nơi để kiểm tra, biết con bị vẹo cột sống nhưng chữa như thế nào cũng không khỏi. Trong khi, cái lưng bị lệch và ánh nhìn tò mò của mọi người vẫn đeo bám cô nữ sinh xinh xắn này.
Mới đây, khi đến Bệnh viện Bạch Mai khám, các bác sĩ chẩn đoán L bị vẹo cột sống vô căn và phải phẫu thuật.
“Mức độ vẹo của bệ nh nhân này lên tới… 70 độ, nếu càng để lâu không can thiệp phẫu thuật, độ vẹo sẽ càng lúc càng lớn hơn, cùng với tuổi tác, độ thoái hóa tăng lên” – TS Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân L chia sẻ.
Theo TS Du, cột sống là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người: là bộ khung để giữ hình thái, nâng đỡ khối trọng lượng cơ thể, bảo vệ tủy sống và điều khiển các cử động của cơ thể. Khi cột sống bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, biến dạng hoặc dị tật … sẽ có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, gây các triệu chứng: cơ thể tê bì, đau nhức và vận động khó khăn... Khi đó có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật cột sống.
TS Du cho hay, cong vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, gan, thậm chí trọng tâm cơ thể cũng thay đổi khiến hệ vận động cơ thể cũng ảnh hưởng vô cùng lớn. Ở Việt Nam, thông thường những trường hợp cong vẹo lệch từ 40 độ trở lên là có chỉ định can thiệp.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương, dị tật… ngày càng phổ biến, một phần do ý thức đi khám bệnh để phát hiện bệnh của người dân tang lên.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau, thậm chí không thể đi lại được mà chỉ có cách bò hoặc nằm bất động tại chỗ. Điều trị nội khoa không có tác dụng, tuy nhiên nhiều người không dám phẫu thuật can thiệp vào cột sống vì sợ bị liệt. Có những trường hợp áp dụng các biện pháp nắn, kéo khác, để lâu, cột sống đã bị liệt.
“Trong phẫu thuật cột sống chỉ sai số 1mm thôi là vị trí cần can thiệp đã đi rất xa; lúc đó chiếc ốc vít nhằm can thiệp vào cột sống sẽ đi vào mạch máu và dây thần kinh, gây tai biến cho bệnh nhân. Tai biến nặng nhất là gây liệt, nhẹ thì mất máu” – TS Du chia sẻ.
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu không bị tổn thương… vừa xử lý được các tổn thương do bệnh: tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo…
TS Du cho hay, với thiết bị cũ là hệ thống C-arm chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng một chiều nên phẫu thuật viên phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít. Vì thế nó có thể gây tai biến nếu để ốc, vít, nẹp chọc vào tủy xương, mạch máu hoặc dây thần kinh.
May mắn cho L và 2 bệnh nhân nữa (gồm bệnh nhân N.T.Liên (53 tuổi, Vinh, Nghệ An), bệnh nhân N.T.N (51 tuổi, Long Biên, Hà Nội), trong thời gian qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Bạch Mai) đã áp dụng phương pháp phẫu thuật cột sống dựa trên công nghệ mới, tiên tiến nhất Việt Nam.
Đó là hệ thống máy chụp O-arm hiện đại, cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối. Độ chính xác về vị trí bắt vít lên đến 93-100%; so với tỷ lệ 72-92% của phương pháp thông thường.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nghe giới thiệu về hệ thống O - arm. Ảnh: Thế Đoàn
Bệnh nhân Nguyễn Thùy L cho biết, sau khi được phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, em đã có thể di chuyển được trong phòng hậu phẫu, điều trị, Sau khoảng 3 tuần, em đi lại được hoàn toàn bình thường.
“Nay thì em có thể tự tin đứng thẳng, mỉm cười nói chuyện với mọi người. Em còn phải may một loạt quần áo mới, ôm người hơn vì lưng em không còn vẹo nữa. Thích gì là em mặc nấy chứ không chỉ mấy bộ quần áo thùng thình như trước. Quan trọng nhất là em đã tự tin giao tiếp, sinh hoạt, không lo bị trêu chọc. Em còn thấy mình cao hơn chị ạ!” – L phấn khởi chia sẻ với chúng tôi.
Theo TS Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai), đến nay có khoảng hơn 1.000 hệ thống máy O-arm được lắp đặt trên toàn cầu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ 3 (sau Singapore và Thái Lan) được lắp đặt công nghệ tiên tiến này, và Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên ứng dụng. Với phương pháp mới, thời gian phẫu thuật được rút ngắn khoảng ½ so với phương pháp cũ, mức độ hồi phục hậu phẫu của bệnh nhân cũng rút ngắn lại đáng kể. Với tỉ lệ thành công rất cao, phương pháp này giúp hạn chế tối đa biến chứng trong phẫu thuật cột sống, và giải tỏa áp lực cho kỹ thuật viên thực hiện.
Phát biểu tại buổi lễ khai trương hệ thống máy này sáng 23/11, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh, sau 30 ca phẫu thuật ứng dụng công nghệ mới này, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng Quốc gia theo quy định xem xét và nghiệm thu kết quả ứng dụng công nghệ mới trên. Sau đó chính thức đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai, khi đó bệnh viện hoàn toàn có bản quyền chuyển giao kỹ thuật và đăng ký về sở hữu trí tuệ.
Võ Thu

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.