Mang tiếng "ích kỷ quá" khi từ chối người quen bên chồng ở nhờ mùa dịch
Cô em họ nhắn, bà cô bên chồng vào Sài Gòn chữa bệnh, nhờ đến nhà chị Trang ở nhờ 2 - 3 tuần. Tính hay cả nể, nhưng đang mùa dịch, chị Trang lấy hết dũng khí để từ chối, rồi bị nói "ích kỷ quá".
Trước dịch bệnh Covid-19, tinh thần giảm tối đa việc tiếp xúc được đang lan tỏa đến từng người, từng gia đình. Thế nhưng, cũng không ít tình huống làm nhiều người phải lúng túng, khó xử.
Chị Huỳnh Thị Trang, nhà ở Q. Phú Nhận, TPHCM chia sẻ, tuần rồi cô em họ gọi điện, có bà cô bên phía bên nhà chồng em ấy sắp từ Đà Nẵng vào Sài Gòn đi khám bệnh, ở lại châm cứu 2 - 3 tuần, nhờ đến ở nhà chị Trang. Nhà cô em cũng ở TPHCM nhưng cô em cho hay, bệnh viện nơi bà cô điều trị gần khu nhà chị Trang hơn.
Lúc nghe điện thoại, chị Trang lúng túng, chỉ biết nói: "Để chị xem sao rồi nhắn em sau nhé!". Chồng chị Trang công tác xa, nhà rộng rãi, thường xuyên chỉ có hai mẹ con nên mọi ngày bà con, bạn bè ở xa vào chị đều không ngại tiếp đón. Nhưng đợt này, chị lăn tăn quá!

Nhiều gia đình mâu thuẫn vì chuyện "ở nhờ" mùa dịch (Ảnh minh họa)
Nhiều tuần qua, công ty chị đã chuyển qua làm việc online, ba mẹ con đã hạn chế ra ngoài, tiếp xúc. Thật lòng, có người ngoài vào sinh hoạt trong nhà, họ lại vô ra bệnh viện, châm cứu hàng ngày, nếu không lo lắng thái quá thì chị cũng không thấy thoải mái.
Chị tham khảo ý kiến một số người, ai cũng la lên: "Nghĩ ra mà giờ này cho người ngoài đến ở trong nhà" và khuyên chị từ chối.
Chị Trang nghĩ ra đủ lý do, câu trả lời với em họ. Rồi chị hít một hơi thật sâu, lấy hết dũng khí gọi điện cho cô em, mong thông cảm, mùa dịch nên nhà chị không đón khách . Chị cũng mở lời, có thể chị hỗ trợ cô ít tiền thuê phòng.
Nhưng chị Trang vẫn áy náy, tự hỏi mình từ chối như vậy là nên hay không, có hơi quá không. Đến tối, mẹ chị gọi kể, em họ chị gọi về nói với bố mẹ (cậu mợ chị Trang) nói chị Trang giàu có mà ích kỷ, quá đáng. Chị Trang không cho bà cô ở nhờ giờ cô em không biết ăn nói thế nào với bên nhà chồng.
Cũng rất khó khi nói lời từ chối nhưng chị Trần Ngọc Hồng, ở Q.11, TPHCM dứt khoát, lúc này, ai đến ở nhờ sẽ không đồng ý. Và bản thân chị và gia đình, từ Tết đến giờ cũng thực hiện nghiêm việc không đến nhà người khác.
Đầu tháng 3, bà dì bên chồng ở An Giang gọi điện nói chồng chị ngày mai ra bến xe đón gia đình 4 người nhà dì lên đi đám cưới, tranh thủ con đang nghỉ học sẽ đi thăm họ hàng, đi chơi mấy nơi.
Nếu vì những lý do đặng chẳng đừng, chị Hồng sẽ cân nhắc. Đằng này, đang mùa dịch, đám cưới thân đến mấy cũng có thể gửi thiệp mừng, không nhất thiết phải lặn lội từ xa lên, những việc khác đều không cần thiết.
Chị nói với chồng, không đồng ý để gia đình dì đến nhà lúc dịch bệnh thế này, nếu lên cô sẽ thuê nhà nghỉ cho nhà dì ở. Thế là vợ chồng cãi nhau, chồng chị nói chị lo xa làm quá, lấy cớ dịch bệnh, quá quắt với bên nhà chồng.
Chị giải thích, người khác đến ở nhà có thể mang mầm bệnh cho gia đình mình, nhưng ngược lại cũng có thể các thành viên trong nhà chị có thể lây bệnh cho người khác. Như đợt rồi, hai con nghỉ học kéo dài, chị rất bí người trông con nhưng không dám nhờ ông bà nội ngoại ở quê lên vì lo việc đi lại không an toàn.
Chồng chị không nghe, đến nỗi chị phải làm căng, nếu nhà dì đến thì mẹ con em ôm nhau ra khách sạn "cách ly". Lúc đó, anh mới đành thua cuộc trong ấm ức. Gia đình bà dì tự ái, không thèm lên nữa.
Vì chuyện này mà nhà chị rầm rì mấy ngày nay, bố mẹ chồng ở quê gọi điện lên phàn nàn liên tục, nói vợ chồng quá quắt, ông bà giờ không mặt mũi nào nhìn bà con. Mấy hôm nay cả nước thực hiện cách ly, thấy được sự nghiêm trọng của dịch bệnh, bố mẹ chồng mới nguôi: "May hôm nhà dì Tâm không lên, đi lại đường xa mùa này, bao nhiêu cái nguy".
Người Việt hay cả nể, ngại nói "không", ngại từ chối kể cả trong những tình huống cần thiết. Theo chị Hồng, trong những điều cần làm phòng tránh dịch rất cần thêm điều "Không đến chơi, không ở nhờ nhà người khác vào mùa dịch". Điều này giúp cộng đồng cùng ý thức hơn, tăng trách nhiệm về hành vi của mình và tránh gây khó xử cho người khác.

Theo Lê Đăng Đạt
Dân trí

Đàn ông thốt ra 1 trong 12 câu này: Đẹp mấy cũng ế vì rơi vào top 'vô duyên bẩm sinh'
Gia đình - 12 phút trướcGĐXH - Đẹp trai, cao ráo, sành điệu – tưởng đâu là combo hoàn hảo trong mắt chị em. Ấy vậy mà chỉ cần một câu nói vô duyên, nhiều quý ông đã tự tay đánh rơi hình tượng không thương tiếc.

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcViệc “ngủ cùng mẹ” hay “ngủ cùng bố” có thể tạo ra những khác biệt không nhỏ trong tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

2 cô gái chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là chị em ruột
Gia đình - 8 giờ trướcNgoại hình giống nhau khiến hai cô gái trở thành bạn thân, quen biết hơn một năm thì họ làm xét nghiệm ADN sau khi nhận thấy có quá nhiều điểm trùng hợp.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 1 ngày trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.