Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn còn cao, nghiêm trọng trên phạm vi rộng

Thứ ba, 15:38 20/06/2023 | Dân số và phát triển

GĐXH – “Tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam xuất hiện chậm hơn 2 đến 3 thập kỷ so với một số nước trong khu vực nhưng tốc độ gia tăng hàng năm lại nhanh và phạm vi ngày càng rộng”

TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm Mất cân bằng giới tính khi sinh và khuyến nghị quản lý nhà nước do Tổng cục Dân số phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức sáng 20/6.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng

Theo các nhà nhân khẩu học, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch. Tỷ số này thông thường là 104 – 106 bé trai/100 bé gái.

Tuy nhiên, theo TS Phạm Vũ Hoàng, đầu những năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có dấu hiệu mất cân bằng và ngày càng thể hiện rõ rệt hơn ở giữa những năm 2000 và trở lên mất cân bằng nghiêm trọng.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn còn cao, nghiêm trọng trên phạm vi rộng - Ảnh 1.

TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh Phạm Thắng

Cho đến nay, tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh diễn ra tại 6/6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ.

Các nhà khoa học đã dự báo, nếu tình trạng này không được giải quyết thì nước ta sẽ "dư thừa" từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới vào năm 2050. Điều này sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc vào cơ cấu dân số nước ta và dẫn đến những hệ lụy sâu rộng, lâu dài cho các vấn đề xã hội, giống nòi, quốc gia dân tộc.

Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

"Làm thế nào để khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng và đưa về mức tự nhiên vẫn là câu hỏi lớn và thường trực của ngành dân số nước ta", Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng nhấn mạnh.

Quyết liệt đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Theo TS Phạm Vũ Hoàng, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên trong đó đến năm 2030 tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn còn cao, nghiêm trọng trên phạm vi rộng - Ảnh 2.

Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: Phạm Thắng

Để làm được điều đó, Nghị quyết cũng chỉ rõ phải tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao, nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới.

Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế; có chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi lạm dụng khoa học - công nghệ trong chẩn đoán giới tính thai nhi, can thiệp lựa chọn giới tính trước khi sinh.

Thời gian qua, Việt Nam đã sớm nhận thấy vấn đề và đã có những chính sách, chương trình cảnh báo, can thiệp, điển hình là Pháp lệnh Dân số ban hành năm 2003 đã nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và đã cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật.

Bên cạnh đó, lồng ghép giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh vào các lĩnh vực khác như bình đẳng giới, pháp luật dân sự (các quy định về thừa kế-con gái cũng có quyền thừa kế cùng hàng con trai), luật đất đai (vợ-chồng cùng đứng tên nhà, đất), quy định cấm thông báo giới tính thai nhi khi khám thai… Dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta vẫn cao.

Tại Tọa đàm, bà Helle Buchhave, Chuyên gia cao cấp về phát triển xã hội, Ngân hàng thế giới cho biết, năm 2022, Ngân hàng Thế giới đã tiến hành nghiên cứu Lựa chọn giới trên cơ sở định kiến giới tại Việt Nam: Dự báo cơ cấu dân số và khuyến nghị chính sách. Trong đó, đưa ra 3 khuyến nghị chính để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn còn cao, nghiêm trọng trên phạm vi rộng - Ảnh 3.

Bà Helle Buchhave, Chuyên gia cao cấp về phát triển xã hội, Ngân hàng thế giới tại Tọa đàm. Ảnh Phạm Thắng

Cụ thể, khuyến nghị xử lý các mâu thuẫn chính sách trong dự thảo Luật Dân số thông qua nới lỏng các chính sách điều chỉnh mức sinh; tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế; ưu tiên các chính sách chống chuộng con trai; xử lý hậu quả lâu dài của lựa chọn giới tính.

Bên cạnh đó, tăng cường bảo hiểm xã hội để chống chuộng con trai thông qua tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội cho nhóm người cao tuổi; tăng chi cho an sinh xã hội; mở rộng bảo hiểm xã hội sang khu vực phi chính thức; thu hẹp khoảng cách giới về tuổi nghỉ hưu.

Ngoài ra, tăng phối hợp chính sách và hợp tác liên ngành thông qua thành lập cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường thực thi ở địa phương, thống nhất các thông điệp, tăng ngân sách phòng chống lựa chọn giới tính khi sinh.

Kết luận tại Tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng đề nghị các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các Bộ, ngành, các học viện, nhà trường, chuyên gia, báo chí tăng cường phối hợp với Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cùng chung tay giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để từng bước đưa về mức cân bằng tự nhiên, vì sự phát triển của quốc gia, dân tộc.

Tía tô, loài rau giá rẻ như cho với tác dụng thần kỳ ít người biết

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Top