Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh”

Thứ hai, 09:01 10/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay, phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái, đồng thời nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn tình trạng “trọng nam khinh nữ”.

Vì thời lượng chương trình có hạn nên các chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi gửi đến sớm nhất và có nội dung bao trùm. Các câu hỏi còn lại xin hẹn quý bạn đọc trong chương trình giao lưu sau. 

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU Ở PHẦN DƯỚI BÀI VIẾT NÀY.

Hiện nay, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu về bình đẳng giới. Người phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ được năng lực của mình trong nhiều lĩnh vực với các vai trò lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ và những người lao động rất thành công.

Tuy nhiên, ở trong gia đình họ vẫn được coi là người "quan trọng" thứ 2 sau người đàn ông. Mặc dù về mặt sinh học, con gái và con trai đều mang máu huyết của cha mẹ như nhau nhưng vì những tập tục truyền thống gắn liền với gia đình phụ hệ với mô hình định cư bên nội, con gái bị coi là "con người ta" vì người phụ nữ sau khi kết hôn phải sống bên gia đình nhà chồng.

Những quan niệm đó đã tước đi vai trò chăm sóc cha mẹ, thờ cúng tổ tiên của người con gái và trao trọn trách nhiệm đó cho con trai. Đó là một trong những lý do khiến con trai trở nên quan trọng hơn con gái. Và quan niệm này cho đến bây giờ vẫn còn rất phổ biến.

13h30 ngày 10/10 Giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” - Ảnh 1.

Nhưng trên thực tế, ở rất nhiều gia đình con gái mặc dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn là người chăm sóc chủ yếu cho cha mẹ của mình khi họ bị đau ốm. Cũng có rất nhiều trường hợp con gái lại chính là trụ cột về kinh tế trong gia đình.

Trong một công trình nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện cho thấy, hơn 60% nam giới tham gia phỏng vấn đều nói rằng, có con trai là điều rất quan trọng với một người đàn ông. Người đàn ông đích thực là người phải có con trai. Kết quả này giải thích vì sao nhiều gia đình phải tìm mọi cách để sinh con trai cho bằng được.

Trong Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2020 do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam công bố cho thấy, khoảng 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời vì là con gái. Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về tình trạng "trọng nam khinh nữ", nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam.

Từ thực tế trên, nhằm tìm ra những giải pháp quyết liệt hơn nữa để nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn "trọng nam khinh nữ"; hướng tới Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh" trên chuyên trang điện tử Gia đình và Xã hội (Giadinh.suckhoedoisong.vn) vào lúc 13h30 ngày 10/10/2022.

Đang giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” - Ảnh 2.

Đúng 13h30 ngày 10/10 chương trình giao lưu trực tuyến “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh” bắt đầu. Để khai mạc chương trình, ông Nguyễn Chí Long, Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống (đầu tiên bên phải) đã phát biểu về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình và tặng hoa lưu niệm cho các chuyên gia (từ trái qua): ThS Phạm Thị Hồng (chuyên gia tâm lý Hồng Hương), Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam; TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế; TS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh chương trình giao lưu: Tuấn Anh

KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU PHÍA DƯỚI!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Giadinh.suckhoedoisong.vn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách dễ nhất giúp tăng tiết sữa nhiều sản phụ bỏ qua

Cách dễ nhất giúp tăng tiết sữa nhiều sản phụ bỏ qua

Dân số và phát triển - 56 phút trước

Lo lắng không có đủ sữa cho con bú là vấn đề phổ biến của sản phụ sau sinh. Có một cách rất dễ để tăng tiết sữa nhưng nhiều bà mẹ thường bỏ qua.

Phương pháp đột phá dự đoán 67 bệnh chỉ nhờ 1 giọt máu

Phương pháp đột phá dự đoán 67 bệnh chỉ nhờ 1 giọt máu

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

67 loại bệnh từ ung thư, đột quỵ cho đến bệnh thần kinh có thể được cảnh báo sớm nhờ phương pháp của các nhà khoa học từ Anh và Đức.

10 mẹo chăm sóc sức khỏe bạn gái cần ghi nhớ

10 mẹo chăm sóc sức khỏe bạn gái cần ghi nhớ

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Duy trì vệ sinh tốt không chỉ quan trọng đối với sức khỏe thể chất mà còn góp phần mang lại sự tự tin và thoải mái cho bạn gái trong mọi thời điểm.

5 nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

5 nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phụ nữ luôn phải đối mặt với những vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, nấm âm đạo và các cảm giác khó chịu khác. Đặc biệt bệnh lại dễ mắc và tái nhiễm, vậy đâu là nguyên nhân?

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư tinh hoàn

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư tinh hoàn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý phát triển ở bộ phận sinh dục của nam giới nên đây là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Những người mới làm mẹ thường lo lắng không biết khi nào bé đói cần cho bú mẹ. Dưới đây là hướng dẫn và nhận biết dấu hiệu bé đang đói.

Nam giới để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh?

Nam giới để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh là thắc mắc của cánh mày râu, bạn hãy xem câu trả lời từ bác sĩ tư vấn dưới đây.

Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Cách dùng trà hoa hồng hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp và nếu bạn đang tìm biện pháp khắc phục, hãy thử dùng trà hoa hồng có thể giúp giảm đau.

3 bài thuốc chữa mụn trứng cá do rối loạn kinh nguyệt

3 bài thuốc chữa mụn trứng cá do rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Theo Đông y, một số hiện tượng như da sạm đen, nổi mẩn tịt, trứng cá mọc quá nhiều... ở nữ giới gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn kinh nguyệt gây nên.

Sản phụ 40 tuổi ở Kon Tum mang thai hiếm gặp, 3 em bé may mắn chào đời khỏe mạnh

Sản phụ 40 tuổi ở Kon Tum mang thai hiếm gặp, 3 em bé may mắn chào đời khỏe mạnh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện sản phụ đã chuyển dạ, có 3 thai nhi khoảng 36 tuần tuổi sống trong tử cung nên đã tiến hành mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Top