Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở VN: Tăng ở nhóm học vấn cao

GiadinhNet - Thông tin đáng giật mình này được ông Bruce Campbell - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đưa ra trong cuộc họp báo về chênh lệch giới tính khi sinh ở Việt Nam, ngày 26/10.

Cùng đó, sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong vòng 5 năm gần đây cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới.

Mối liên hệ giữa mức sống và chọn lựa giới tính

Với bằng chứng từ số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Việt Nam, ông Bruce Campbell cho biết: Trên thực tế, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS).

Cụ thể, ở nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn thì TSGTKS là 107,1, ở nhóm trung học phổ thông và học nghề lên đến 111,4, ở nhóm có trình độ cao đẳng trở lên là 113,9. Phụ nữ đã học hơn 10 năm phổ thông thường có tỉ lệ sinh con trai cao nhất. Mặt khác, sự mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tùy thuộc nhiều vào vị thế kinh tế xã hội của hộ gia đình và lần sinh con thứ mấy trong gia đình.
 
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính
 khi sinh. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
 
Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, nhóm dân số nghèo nhất thường có TSGTKS rất gần với mức bình thường là 105, trong khi đó với nhóm dân số giàu thì con số này lên đến 112. Khi xem xét theo thứ tự sinh, nghiên cứu của UNFPA chỉ ra sự khác biệt của TSGTKS theo 5 nhóm kinh tế - xã hội, cho thấy: Ở các lần sinh 1 và 2, các nhóm nghèo nhất và nghèo, đạt đỉnh ở mức chênh lệch là 111,9 rồi giảm xuống.
 
Nhưng đối với các lần sinh thứ 3 trở lên thì TSGTKS đã tăng lên một cách đều đặn và liên tục, từ mức bình thường 105 ở nhóm hộ gia đình nghèo nhất, đến mức 133 ở nhóm giàu nhất. Khi xem xét các biến số cá nhân khác được phân tích trước đây như việc làm, dân tộc, trình độ giáo dục, kết quả thu được càng khẳng định thêm mối liên quan chặt chẽ giữa mức sống và khả năng lựa chọn giới tính. Những phụ nữ có trình độ giáo dục cao sống trong các hộ gia đình khá giả về tiềm lực tài chính, dễ dàng tiếp cận với các kỹ thuật chọn lọc giới tính trước khi sinh hiện đại.

Diễn biến phức tạp

"Mặc dù TSGTKS của các quốc gia khác cao hơn Việt Nam, như Ấn Độ là 112, Trung Quốc 120 và Azerbaijan 117, nhưng sự mất cân bằng tỉ số này tại Việt Nam lại gia tăng nhanh chóng trong vòng 5 năm trở lại đây, thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới", ông Bruce cho hay.

Trên phạm vi cả nước, số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng về sự chênh lệch giới tính khi sinh ở khu vực nông thôn (110,6) và thành thị (110,7). Tuy nhiên, phân tích số liệu cấp độ vùng lại cho thấy một kết quả ngạc nhiên về sự mất cân bằng TSGTKS ở các tỉnh phía Bắc, trừ khu vực miền núi và trung du Bắc bộ. Đó là TSGTKS ở nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Ở khu vực phía Nam thì ngược lại. TSGTKS ở đô thị cao hơn ở nông thôn, rõ rệt nhất là tại một số điểm nóng quanh khu vực Đông Nam TP Hồ Chí Minh.

"Kịch bản" nào cho việc giảm chênh lệch?
 

Theo ông Bruce, phần lớn các quốc gia có TSGTKS cao, nhìn chung tỉ trọng trẻ em trai được sinh ra ở lần sinh thứ 2 cao hơn lần 1 và lần 3 cao hơn lần 2 nhưng ở Việt Nam thì ngược lại: Việc chọn giới tính khi sinh cho trẻ được thực hiện ở lần 1 - với mong muốn và tìm cách làm thế nào để sinh được con trai ngay từ lần sinh đầu tiên.

Dựa trên phân tích những số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, nghiên cứu của UNFPA đã cho thấy ảnh hưởng nhân khẩu học của TSGTKS  trong tương lai với những kịch bản khác nhau có thể xảy ra. Với kịch bản thứ nhất "Không can thiệp", TSGTKS toàn quốc sẽ lên đến 115 vào năm 2015 và chắc chắn không dừng lại ở đó. Theo kịch bản này, tỉ số giới tính với nhóm dân số ở độ tuổi trưởng thành (15-49 tuổi) hiện đang cân bằng ở mức 100/100 thì đến năm 2049 sẽ là 113/100, dẫn tới dư thừa 12% nam giới trong giai đoạn 2009 - 2049.
 
Kịch bản thứ hai giả định có các chương trình và chính sách can thiệp mạnh mẽ để giải quyết sự mất cân bằng TSGTKS, làm sao lùi thời điểm TSGTKS là 115 từ năm 2015 đến tận năm 2020, sau đó quay lại tỉ số cân bằng sinh học vào năm 2030. Theo kịch bản này, tỉ số giới tính với nhóm dân số ở tuổi trưởng thành vào năm 2044 sẽ là 110 nam  trên 100 nữ, rồi dần dần quay lại mức cân bằng sinh học.
 
Kịch bản thứ ba giả định giữ được TSGTKS ở mức ổn định là 105 trong suốt giai đoạn 2009 - 2049. Giả định này hàm ý rằng, nhóm dân số dưới 10 tuổi của năm 2009 không bị ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng giới tính như hiện nay. Kết quả là nửa đầu thế kỷ, tỉ lệ dân số nam giới sẽ không tăng.

Tiến sĩ Christophe Guilmoto, tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: "Kịch bản nào cũng cho thấy năm 2050, đối tượng bị tác động nhiều nhất cũng vẫn là thanh niên. Họ sẽ chịu tác động về cơ cấu xã hội và những thay đổi về chuẩn mực văn hóa cũng như lề lối xã hội, đặc biệt là cơ hội tìm bạn đời của nam giới sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến phụ nữ sẽ kết hôn sớm, ảnh hưởng đến học hành. Ngoài ra, có thể sẽ gia tăng mại dâm, buôn bán phụ nữ và các ảnh hưởng tiêu cực khác".

Để TSGTKS có thể trở về mức cân bằng, theo ông Phạm Nguyên Bằng - cán bộ chương trình của UNFPA, người dân phải cân đối giữa 2 nhu cầu: con trai - sự nương tựa tuổi già và an ninh quốc gia về mặt cơ cấu dân số. Việt Nam cũng cần tham khảo một số nước tương tự với mình trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc đã thành công trong việc đưa TSGTKS trở lại ngưỡng tự nhiên.

Thời gian qua, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động nhằm ngăn ngừa giảm thiểu sự mất cân bằng TSGTKS. Theo ông Bruce, có nhiều hướng chính sách và can thiệp có thể giải quyết sự mất cân bằng TSGTKS ở Việt Nam.
 
"Tuy nhiên, phân tích định lượng cho thấy, ở Việt Nam, vấn đề này có tính phức tạp, nhiều phát sinh mới và không thể giải quyết một sớm một chiều, vì vậy phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp can thiệp. Hơn nữa, biện pháp nào thì cũng phải mất thời gian để có thể thay đổi hành vi của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng dân cư" - ông Bruce cho hay.
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top