Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất ngủ kéo dài khi mang thai có thể là dấu hiệu bệnh lý

Thứ năm, 08:59 30/09/2021 | Dân số và phát triển

Ngủ từ 7 - 8 giờ là quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Giấc ngủ của người mẹ bị mất ngủ thường liên quan đến kết quả thai kỳ kém như sinh non, hạn chế tăng trưởng...

Mất ngủ khi mang thai do bụng bầu ngày càng lớn và lo lắng. Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần đi ngủ trước 23 giờ và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng khi mang thai?

Để có giấc ngủ chất lượng khi mang thai là điều quan trọng đối với cả mẹ và bé. Đối với mẹ, những đêm mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Giấc ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong trí nhớ, học tập, cảm giác thèm ăn, tâm trạng…

Thiếu ngủ mạn tính sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể là một phần lý do tại sao việc thiếu ngủ lại có tác động đáng kể đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Và vì giấc ngủ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nên không có gì ngạc nhiên khi ngủ không ngon khi mang thai dường như có liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ .

Thiếu ngủ trầm trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, một tình trạng có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng lâu dài cho tim, thận và các cơ quan khác của người mẹ.

Giấc ngủ kém dường như là một yếu tố nguy cơ đối với sinh non, sinh con nhẹ cân, đau đẻ, sinh mổ và trầm cảm. Chất lượng giấc ngủ kém trong thai kỳ có thể dự báo các vấn đề về giấc ngủ và quấy khóc ở trẻ sau khi chào đời.

Những bệnh gây mất ngủ khi mang thai cho thai phụ 

Mất ngủ khi mang thai do hormone dao động 

Hormone dao động có thể gây ra xu hướng đau bụng ở các bà mẹ tương lai. Sự gia tăng nồng độ progesterone và giảm lượng đường trong máu và huyết áp có thể dẫn đến mệt mỏi và khiến họ mất ngủ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Trong thời kỳ mang thai, áp lực lên dạ dày có thể dẫn đến bị trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở thực quản, đặc biệt là khi nằm. Đó là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và nhiều nhất là 1 nửa trong 3 tháng cuối. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản lâu dài có thể làm hỏng thực quản.

Mất ngủ kéo dài khi mang thai có thể là dấu hiệu bệnh lý - Ảnh 1.

Mất ngủ khi mang thai do bụng bầu ngày càng lớn và lo lắng.

Chứng ngưng thở khi ngủ 

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hơi thở ngừng lại và bắt đầu lặp đi lặp lại. Tăng cân và nghẹt mũi khiến nhiều phụ nữ bắt đầu ngủ ngáy khi mang thai, đây có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao .

Một số phụ nữ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một tình trạng giấc ngủ đặc trưng bởi ngáy, thở hổn hển và thở gấp nhiều lần làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể cản trở lưu lượng oxy đến thai nhi và làm tăng nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và mổ lấy thai. Nó được cho là ảnh hưởng đến 1/5 phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng chân không yên 

Nhiều phụ nữ mang thai bị mất ngủ do cảm giác muốn di chuyển chân liên tục. Nguyên nhân là do tăng nồng độ estrogen hoặc thiếu axit folic và sắt. Những người mắc hội chứng chân không yên bị cản trở bởi những cảm giác được mô tả rõ nhất là bò, nhột hoặc ngứa gây ra cảm giác không thể kìm chế được để di chuyển chân. Tình trạng này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, vì các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi người bệnh nghỉ ngơi. Hội chứng chân không yên được cho là ảnh hưởng đến một phần ba phụ nữ trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Đi tiểu thường xuyên 

Nhiều phụ nữ không thể ngủ yên trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ do cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Điều này xảy ra do bụng ngày càng lớn tạo thêm áp lực lên bàng quang.

Để có giấc ngủ ngon khi mang thai

Mất ngủ kéo dài khi mang thai có thể là dấu hiệu bệnh lý - Ảnh 2.

Siêu âm kiểm tra sức khoẻ bà mẹ và thai nhi. Ảnh: TTYT Thanh Sơn

Giữ phòng ngủ thoáng mát, tối, yên tĩnh, kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng sang một bên để giảm áp lực tử cung lên khung chậu.

Hoạt động thể chất thường xuyên phải được thực hiện trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ. Tập yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trong ngày sẽ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút và có một giấc ngủ ngon hơn. Hoạt động thể chất đúng liều lượng sẽ giúp bạn mệt mỏi, cải thiện lưu thông máu, giúp tránh các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp và cũng giúp bạn dễ ngủ.

Tạo thói quen ngủ: Ưu tiên giấc ngủ và tuân thủ một giờ đi ngủ nhất quán và dậy đúng giờ giấc có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tránh xa các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Không nên ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải và khó ngủ vào ban đêm.

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh... để kích thích não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Không nên ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến lượng đường trong máu cao, dễ gây khó ngủ. Tránh caffein, thức ăn cay và các bữa ăn nặng quá gần giờ đi ngủ để giảm nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Uống nhiều nước trong ngày, nhưng giảm lượng chất lỏng uống trước khi ngủ để giảm thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai thường gặp ít nhất một vài trong số các triệu chứng trên, nhưng đôi khi chúng có thể liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể liên quan đến các vấn đề khác ở mẹ hoặc con, vì vậy. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Bảo Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top