Mò mẫm đáy "sông vàng", ngư dân phát hiện bức tượng Phật nạm ngọc trị giá chục tỷ đồng, mở đường tìm về quá khứ vương triều bí ẩn nhất thế giới
Bức tượng Phật có kích thước to lớn được nạm ngọc từ thế kỷ thứ 8, ước tính bức tượng này có giá trị hàng triệu bảng Anh (tức hơn 30 tỷ đồng).
Lâu nay, người ta vẫn gọi hòn đảo Sumatra, thuộc quần đảo Sunda, nằm ở miền Tây đất nước Indonesia là "đảo vàng" vì trữ lượng vàng khổng lồ. Trong suốt 5 năm qua, những ngư dân sống gần khu vực sông Musi, nơi sinh sống của nhiều cá sấu, gần thành phố Palembang, đã vớt được số lượng vàng bạc, châu báu đáng kinh ngạc, bao gồm cả đá quý, nhẫn nghi lễ bằng vàng, tiền xu và chuông đồng của các nhà sư.
Một trong những phát hiện đáng kinh ngạc nhất cho đến nay là một bức tượng Phật có kích thước to lớn được nạm ngọc từ thế kỷ thứ 8. Ước tính bức tượng này có giá trị hàng triệu bảng Anh (tức hơn 30 tỷ đồng).

Bức tượng Phật nạm ngọc được cho là có từ thế kỷ thứ 8.
Các đồ tạo tác có niên đại từ nền văn minh Srivijaya - một vương quốc hùng mạnh được cho là tồn tại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 13 rồi biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ 14 mà không để lại dấu vết gì.
Tiến sĩ Sean Kingsley, một nhà khảo cổ học hàng hải người Anh, nói với tờ MailOnline: "Các nhà thám hiểm trước đây đã từng săn lùng tung tích của vương triều Srivijaya, họ tìm đến tận Thái Lan và Ấn Độ nhưng không thu được bất kỳ kết quả nào".
"Ngay cả tại thành phố Palembang, nơi được cho là kinh đô của vương triều Srivijaya xưa kia, các nhà khảo cổ học cũng không tìm ra số đồ gốm, dù là số lượng ít đủ dùng cho một ngôi làng nhỏ. Srivijaya, vương quốc hùng mạnh đã biến mất một cách kỳ lạ khỏi Trái đất, để lại bí ẩn to lớn cho hậu thế", Tiến sĩ Kingsley nói.
Ông cho biết thêm: "Trong 5 năm qua, những điều phi thường đã xuất hiện. Những đồng tiền xu, vàng và tượng Phật, đá quý, tất cả những thứ tưởng chừng như là hư cấu mà người ta được biết đến trong bộ truyện "Nghìn lẻ một đêm" với nhân vật thủy thủ Sinbad, hóa ra lại hoàn toàn có thật".






Những món đồ tạo tác được cho là có từ nền văn minh Srivijaya - một vương quốc hùng mạnh tồn tại khoảng giữa thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 rồi biến mất một cách bí ẩn 1 thế kỷ sau đó.
Trong thời cổ đại, Sumatra được gọi là Đảo Vàng do nơi đây có trữ lượng vàng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời là điểm giao thương ở Đông Nam Á. Thế kỷ thứ 6 và thứ 7 chứng kiến sự gia tăng ổn định của thương mại hàng hải châu Á, khi thị trường Trung Quốc mở cửa.
“Ngoài những món trang sức tuyệt đẹp, lòng sông Musi còn chứa hàng tấn tiền xu Trung Quốc và đồ gốm sứ. Điều này cho thấy quan hệ giao thương giữa đảo Sumatra với Trung Quốc đã phát triển từ rất lâu. Tượng phật và một số chiếc chuông đồng mò được dưới đáy sông Musi cho thấy thời cổ đại, Phật giáo từng được truyền bá vào Indonesia trong quá trình giao thương với Trung Quốc”, ông Kingsley nói.



Đặc biệt, nhu cầu ngày càng tăng đối với các nghi lễ Phật giáo đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Indonesia sang Trung Quốc.
Sự sụp đổ của vương triều Srivijaya phồn thịnh một thời đến nay vẫn còn là bí ẩn. Tiến sĩ Kingsley tin rằng khi vương triều Srivijaya kết thúc, vào thế kỷ 14, những ngôi nhà, cung điện và đền thờ bằng gỗ của họ đều bị chìm cùng với tất cả hàng hóa của họ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Srivijaya kiểm soát các huyết mạch của Con đường Tơ lụa trên biển, một thị trường khổng lồ, nơi buôn bán hàng hóa địa phương, Trung Quốc và Ả Rập.

Ngư dân mò vàng trên sông Musi.

Các ngư dân chuẩn bị lặn ở sông Musi thuộc thành phố Palembang để tìm kiếm kho báu bị chìm.
Ông nói: "Trong khi thế giới phía Tây Địa Trung Hải đang bước vào thời kỳ đen tối vào thế kỷ thứ 8, một trong những vương quốc vĩ đại nhất thế giới đã xuất hiện trên bản đồ Đông Nam Á. Trong hơn 300 năm, những người cai trị Srivijaya đã thông thạo các tuyến đường thương mại giữa Trung Đông và Trung Quốc. Srivijaya đã trở thành ngã tư quốc tế cho những sản phẩm tốt nhất của thời đại".
Quy mô dân số của vương triều này đến nay cũng vẫn là bí ẩn. Tiến sĩ Kingsley nói với MailOnline: "Tôi không thấy bất kỳ số liệu thống kê mạnh mẽ nào về dân số Srivijaya. Đáng buồn là họ đã không thực hiện một cuộc điều tra dân số. Các nhà biên niên sử viết rằng Srivijaya sở hữu rất nhiều đảo, không ai biết giới hạn của nó kết thúc ở đâu. Thực tế là chỉ riêng ở kinh đô của vương triều này đã có 20.000 binh lính, 1.000 nhà sư và 800 người cho vay tiền. Đủ để tưởng tượng dân số đã đông như thế nào".

Thành phố Palembang thời cổ đại và đầu hiện đại trên đảo Sumatra phần lớn được xây dựng dưới nước. Srivijaya được Tiến sĩ Kingsley mô tả như một "thế giới nước" với hầu hết người dân sống lênh đênh trên mặt nước. Ông tin rằng khi nền văn minh kết thúc, vào thế kỷ 14, những ngôi nhà bằng gỗ, cung điện và đền thờ của họ đều bị chìm cùng với tất cả hàng hóa, đồ đạc của họ.
Nguồn: Daily Mail
Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn
Kem Hồ Tây 'cháy hàng' sau dịch COVID-19, vì sao

Đây là âm thanh đáng sợ nhất thế giới
Chuyện đó đây - 4 giờ trướcÂm thanh này đã khiến bất kỳ ai nghe thấy nó đều phải ám ảnh.

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?
Chuyện đó đây - 14 giờ trước"Chúng ta đã chán ngán lối sống hào nhoáng, vội vã, ép buộc mà mình đang phải chịu đựng. Thứ chúng ta muốn là được tự do nằm xuống bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào".

Có gì trong "bữa tiệc cuối cùng" của siêu quái thú dài 15 m?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMảnh ghép quan trọng trong đời sống của quái thú Titanosauria - động vật trên cạn lớn nhất trong lịch sử địa cầu - vừa được tiết lộ nhờ "Judy".

"Thuyền ma" ngàn năm hiện ra từ lòng đất, chở người phụ nữ bí ẩn
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong quá trình mở rộng một ga ra ở Na Uy, người ta đã phát hiện một chiếc "thuyền ma" Viking nằm ngay dưới lớp đất bề mặt.

Bí ẩn “hồ Medusa” châu Phi: Nước đỏ khiến động vật hóa đá
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTại Tanzania có một hồ nước màu đỏ ma quái, có thể nhanh chóng biến động vật chết thành xác ướp vôi hóa y như bị Medusa thần thoại tấn công.

Xác con tàu đắm vừa nổi lên mặt nước sau gần 140 năm, giải mã 1 trong những bí ẩn dai dẳng đau thương nhất nước Anh
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcPhát hiện từ mảnh sứ vỡ đã khép lại một chương đen tối trong lịch sử hàng hải Anh Quốc.

Câu chuyện của "Cô bé giàu có tội nghiệp"
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcLà người thừa kế cuối cùng của 1 đế chế lừng lẫy nhưng cô gái này dường như chưa một ngày hạnh phúc.

Khoan một mũi qua ba lớp đá, một quốc gia phát hiện kho báu gây chấn động, tiềm năng trở thành cơn sốt toàn cầu
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcMũi khoan này đã phát hiện điều chưa từng thấy trước đây.

Vật thể phát xung sóng kỳ lạ trong Dải Ngân hà thách thức hiểu biết của giới khoa học
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcMột vật thể lặp lại xung vô tuyến và tia X đều đặn mỗi 44 phút được phát hiện cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng, gây sửng sốt cho giới thiên văn.

“Nữ thần Lolita” visual cực phẩm hoá ra lại là ông bố hai con khiến dân tình sốc nặng
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcTakuma Tani – một người cha hai con, ca sĩ 47 tuổi tại Nhật Bản – đang khiến mạng xã hội xôn xao khi theo đuổi phong cách thời trang Lolita nữ tính và lối sống đi ngược với những định kiến về giới.

Câu chuyện của "Cô bé giàu có tội nghiệp"
Chuyện đó đâyLà người thừa kế cuối cùng của 1 đế chế lừng lẫy nhưng cô gái này dường như chưa một ngày hạnh phúc.