Mỗi giờ đốt 1 triệu tiền dầu chạy máy phát điện, người dân ở Nam Định chao đảo vì cắt điện luân phiên
GĐXH - Tình trạng mất điện liên tục, kéo dài đã làm xáo trộn hoạt động sản xuất của người dân ở Nam Định, thậm chí đã có trang trại thiệt hàng trăm triệu đồng vì mất điện.
Mỗi ngày đốt 10 triệu tiền dầu do mất điện
Thời gian qua, tình trạng mất điện lưới do thiếu nguồn cung dẫn đến phải cắt điện luân phiên xảy ra thường xuyên tại các địa phương trên nhiều khu vực, trong đó có tỉnh Nam Định. Trên thực tế, khi mất điện đã xảy ra tình trạng gà chết hàng loạt tại một số trại chăn nuôi, gây thiệt hại đến kinh tế của người dân.
Anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định cho biết, gia đình anh đã lắp đặt 5 máy phát điện, vào những ngày mất điện, toàn bộ hệ thống máy phát điện của trang trại đều phải hoạt động liên tục. Anh Luật và công nhân trang trại phải thay phiên nhau túc trực máy phát điện 24/24h, đề phòng máy gặp sự cố.
Anh Luật chia sẻ: "Những ngày mất điện, tôi không dám ra khỏi trang trại quá lâu, không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở trang trại để túc trực máy phát điện và kiểm tra hệ thống máy móc. Với 5 máy phát điện hoạt động liên tục, mỗi 1 giờ đồng hồ, trang trại tiêu tốn hết khoảng 60 lít dầu. Với giá mua gần 19.000 đồng/lít, cứ 1 tiếng đồng hồ trôi qua, trang trại mất hơn 1 triệu đồng”.
Tính ra, trung bình mỗi ngày cắt điện khoảng 8 - 9 tiếng, anh Luật phải bỏ ra hơn gần 10 triệu đồng tiền dầu. Nếu thời gian tới, nguồn điện lưới không ổn định, tiếp tục cắt luân phiên và kéo dài, trang trại của gia đình anh Luật cũng không biết cầm cự được đến bao giờ.
“Trường hợp máy phát điện phải hoạt động liên tục, kéo dài và không có thời gian nghỉ thì hệ thống máy phát điện nhanh hỏng và rất nguy hiểm, rủi ro cho những người chăn nuôi như chúng tôi" - anh Luật chia sẻ..
Tương tự, ông Nguyễn Văn Đốc cùng xã Hải Đông, huyện Hải Hậu cho biết, tình trạng mất điện kéo dài đã khiến hàng nghìn con gà của nhà ông bị chết ngạt do nắng nóng, thiếu oxy.
Trao đổi với PV, ông Đốc tâm sự: “Gia đình tôi đã gắn bó với nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng chục năm nay. Mặc dù những năm gần đây, chăn nuôi thất thường, giá bán không ổn định, nhiều hộ chăn nuôi phải bỏ nghề, chuyển sang làm lĩnh vực khác nhưng gia đình tôi vẫn cố gắng bám trụ với nghề.
Bao nhiêu vốn liếng, cộng với cả tiền vay của người thân, gia đình, tôi đều đầu tư hết vào trang trại, lắp đặt hệ thống quạt làm mát, giàn phun sương,… với hy vọng trang trại phát triển ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng cắt điện luân phiên, kéo dài và liên tục đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi của gia đình tôi".
Đàn gà 2.000 con, chết 1.000 con do ngạt khí vì mất điện
Ông Đốc cho biết, vào những ngày đầu tháng 6, trời nắng nóng gần 40 độ C, nguồn điện lưới của trang trại bỗng dưng bị cắt đột ngột, ông chủ động nổ máy phát điện để đàn gà không bị ngạt nóng, thiếu oxy. Ngày đầu tiên mất điện, máy phát điện vẫn chạy ổn định. Sang đến ngày thứ 2, do thời gian máy phát điện phải hoạt động kéo dài, liên tục, không có thời gian nghỉ nên máy phát điện bắt đầu có hiện tượng "bó" động cơ, chạy ì ạch, cuối cùng động cơ bị cháy, ngừng hoạt động.
“Máy hỏng, phải đưa máy phát điện đi sửa, đồng thời mở toang toàn bộ hệ thống cửa thông gió của trang trại để đàn gà không bị ngạt nóng, ngộp thở. Song, thời tiết nắng nóng, cùng với máy phát điện chưa kịp sửa chữa nên đàn gà lông trắng bị sốc nhiệt, chết ngạt. Do mất điện nên đàn gà gần 2.000 con sắp đến ngày xuất chuồng bị sốc nhiệt, rũ cánh, sức đề kháng giảm; qua thống kê có khoảng 1.000 con gà bị chết, nửa đàn gà còn lại may mắn sống sót; thiệt hại hơn 100 triệu đồng" - vị này xót xa chia sẻ với PV.
Ông Đốc tâm sự thêm: "Tôi mong muốn phía Công ty Điện lực cần xây dựng kế hoạch cắt điện luân phiên sao cho hợp lý. Giảm thời gian cắt điện từ 9 - 10 tiếng/ngày xuống còn 2 - 3 tiếng/ngày. Chia nhỏ lịch cắt điện thành nhiều lần trong ngày thay vì cắt 1 lần kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ. Chia nhỏ ra để máy phát điện có thời gian nghỉ, hồi sức”.
Cũng giống như gia đình anh Luật, mọi người trong gia đình anh Nguyễn Văn Thục ở xã Trực Thái, huyện Nam Trực cũng phải thay phiên nhau để túc trực máy phát điện, kể cả ban ngày hay ban đêm để trang trại chăn nuôi lợn khép kín của gia đình. Máy chạy, là có người ngồi túc trực. Khi nào máy phát điện gần hết nhiên liệu thì tiếp tế luôn. Gia đình anh phải sử dụng đến máy phát điện cỡ lớn để đủ truyền tải điện cho cả trang trại.
Chia sẻ với PV, anh Thục cho hay: "Cắt điện luân phiên và cắt trong khoảng thời gian dài nên cuộc sống, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũng bị đảo lộn theo. Mọi người thay phiên nhau túc trực máy phát điện, không dám rời xa khu máy phát điện và trang trại".
Dự báo mùa Hè năm nay nắng nóng sẽ khốc liệt hơn năm trước, và tình hình thiếu điện sẽ còn kéo dài. Do vậy, tình trạng mất điện luân phiên nhiều giờ liền/đợt sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Nghề chăn nuôi nói chung đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là với những hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại với số lượng lớn cần có những giải pháp phù hợp để hạn chế thiệt hại.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Video chiêm ngưỡng kênh đào gần 110 triệu USD sắp hoàn thiện ở Nam ĐỊnh.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.
Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày
Đời sống - 1 ngày trướcGiá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.
Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2026, bảng lương của lực lượng vũ trang có sự thay đổi? Dưới đây là thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.