Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mối nguy hại "chết người" từ bánh trung thu tự làm

Thứ bảy, 14:03 05/09/2015 | Sống khỏe

Bánh trung thu có thể được xem là hương vị đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của mọi nhà vào mùa trăng rằm tháng 8.

Thay vì mua bên ngoài vì lo sợ mất an toàn thực phẩm, giá đắt, nhiều chị em đã tự làm các loại bánh đậm đà hương vị Việt như bánh xu xê, bánh nếp, bánh dẻo... đến cả những loại bánh theo xu hướng “ngoại” như bánh bông lan, cake, pudding…

nguy hại từ bánh trung thu

Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ rằm tháng 8.

Đặc biệt, bánh Trung thu tự làm thời điểm này đang sốt xình xịch, thu hút nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, không ít trường hợp những chiếc bánh “home made” sau khi ra lò này lại có hiện tượng để 2 – 3 ngày đã bị hỏng, hoặc ăn vào thì bị đau bụng.

Mối nguy hại từ bánh trung thu handmade

Nguyên liệu làm nhân bánh

Nhân bánh trung thu khá đa dạng, gồm có nhân mặn và nhân ngọt. Các loại nhân bánh phổ biến thường được sử dụng như đậu xanh, đậu đỏ, thịt mỡ lá chanh, mứt bí, mứt sen trần, lạp xưởng, nhân mè đen…

Hiện nay, các loại nguyên liệu làm nhân bánh có thể dễ dàng mua được tại các chợ, cửa hàng online.

Tuy nhiên, những nguyên liệu này được bày bán tràn lan mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thường được đóng trong các túi ni lông không có nhãn mác, nơi sản xuất cụ thể và giá cả thì rất rẻ.

Theo các chuyên gia, mỗi loại nguyên liệu làm nhân bánh đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, ký sinh trùng, nấm men, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn….

Hoặc chúng có thể bị ô nhiễm hóa chất độc hại: chất tăng trọng, kháng sinh cấm, những hóa chất độc hại do sản phẩm biến đổi chất lượng do bảo quản không đúng yêu cầu, sản phẩm quá hạn sử dụng…

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, đừng chỉ vì ham giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn mà mua những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Công đoạn làm bánh

Bánh trung thu handmade được làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Chính vì vậy, các công đoạn làm bánh sẽ khó có thể đảm bảo an toàn vệ sinh một cách toàn diện.

Chưa kể các dụng cụ làm bánh được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ mang nhiều mầm bệnh.

Hậu quả của việc không bảo đảm an toàn thực phẩm của một công đoạn hoặc nhiều công đoạn làm bánh là làm cho bánh bị ô nhiễm, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính hay mãn tính, các bệnh truyền qua thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người sử dụng.

Hỏng vì bảo quản sai

Một nguyên nhân nữa khiến bánh tự làm dễ bị hỏng và thậm chí là gây độc cho người ăn là do cách bảo quản sai.

Chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Ánh cho hay, để đảm bảo tiệt trùng và kéo dài thời gian bảo quản, nhiều người cho bánh vào túi nilon hút chân không hoặc cho vào ngăn đá.

Tuy nhiên, thực tế việc để bánh vào túi hút chân không là sai lầm. Hút chân không chỉ có tác dụng với thực phẩm khô (thực phẩm sẽ không biến đổi).

Trong khi đó, các loại bánh vẫn phát ẩm nên dù có hút hết chân không thì chính cái bánh lại tự tạo ra độ ẩm cho môi trường đó, khiến vi khuẩn và nấm mốc vẫn có thể hoạt động bình thường.

Tương tự, việc nhân tiện một lần làm thì làm thật nhiều rồi để bánh trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần là một cách làm sai lầm và lãng phí. Không có loại thực phẩm nào để cả tuần, cả tháng mà ăn vẫn ngon như khi vừa mới làm.

Theo Khỏe & Đẹp

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 14 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 22 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top