Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một số rối loạn tâm thần hậu COVID hay gặp

Thứ ba, 09:00 11/01/2022 | Dân số và phát triển

SKĐS- Đại dịch COVID -19 chưa kết thúc, nhưng đã để lại vô số người bị rối loạn tâm thần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số rối loạn tâm thần hay gặp trong đại dịch.

1. Rối loạn stress sau sang chấn

Rối loạn này xảy ra với những người mắc COVID-19 mức độ nặng, ốm thập tử, nhất sinh, những người có một vài người thân trong gia đình bị tử vong do COVID-19 và những người (nhân viên y tế, người tình nguyện) phải chứng kiến số lượng lớn bệnh nhân tử vong mỗi ngày do COVID-19.

- Hồi tưởng, trong đó các cá nhân có thể cảm thấy và hành động như thể chấn thương đang tái diễn. Các triệu chứng khác bao gồm những ký ức đau buồn hay những giấc mơ và những phản ứng căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 hoặc với những người tử vong do COVID-19. Người bệnh tìm kiếm và sưu tập bừa bãi các sự kiện, bài báo, video liên quan đến COVID-19.

- Bệnh nhân tránh các suy nghĩ hoặc các hoạt động liên quan đến COVID-19, giảm khả năng ghi nhớ, cảm giác bị bỏ rơi hoặc không có tương lai. Họ luôn có cảm giác bất an về tương lai, luôn sợ khó kết hôn, không có con, không có cuộc sống gia đình bình thường.

Các rối loạn tâm thần hậu COVID - Ảnh 1.

Người bệnh COVID-19 thường bị rối loạn stress sau sang chấn.

- Các triệu chứng của tăng kích thích bao gồm mất ngủ, khó chịu, tăng cảnh giác và giật mình. Bệnh nhân khó ngủ hoặc khó vào giấc ngủ, họ hay cáu gắt quá mức, luôn than phiền khó tập trung chú ý.

Rối loạn stress sau sang chấn được coi là cấp tính nếu các triệu chứng kéo dài dưới 3 tháng. Khi rối loạn này kéo dài trên 3 tháng thì gọi là mạn tính.

Để điều trị rối loạn stress sau sang chấn, người ta dùng thuốc chống trầm cảm SSRI. Hiệu quả tối đa của thuốc xuất hiện sau 12 tuần điều trị. Tuy nhiên rối loạn stress sau sang chấn cần được điều trị lâu dài, từ 6-18 tháng. Thuốc SSRI có ưu điểm là dung nạp tốt, hiệu quả cao, chỉ cần uống một lần mỗi ngày.

Các thuốc SSRI thường dùng là sertralin, fluvoxamin, paroxetin, fluoxetin.

2. Rối loạn thích ứng

Rối loạn thích ứng được định nghĩa là do chấn thương tâm lý gây ra, chấn thương tâm lý ở đây chính là đại dịch COVID - 19. Các triệu chứng không nhất thiết phải xuất hiện ngay sau khi có chấn thương tâm lý. Có thể các triệu chứng xuất hiện sau 3 tháng bị chấn thương tâm lý.

Các triệu chứng của bệnh không phải lúc nào cũng giảm đi ngay khi dịch bệnh COVID - 19 kết thúc. Nếu dịch bệnh COVID - 19 tiếp tục diễn ra, rối loạn có thể trở thành mạn tính.

Rối loạn thích ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng của nó rất khác nhau. Các đặc điểm của trầm cảm, lo âu và hỗn hợp phổ biến nhất ở người lớn. Các triệu chứng về cơ thể phổ biến nhất ở trẻ em và người cao tuổi. Các biểu hiện cũng có thể bao gồm hành vi tấn công và lái xe thiếu thận trọng, uống rượu quá mức, không tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ và tự tử.

2.1. Rối loạn thích ứng với trầm cảm

Trong rối loạn thích ứng với trầm cảm, các triệu chứng biểu hiện rất giống với trầm cảm nội sinh (trầm cảm chủ yếu), nhưng chúng xuất hiện sau đại dịch COVID-19. 

Bệnh nhân luôn có vẻ mặt ngơ ngác, đau khổ, họ mất hết các sở thích vốn có. Bệnh nhân luôn biểu hiện bi quan, chán nản, mất hết hy vọng vào tương lai. Họ luôn than phiền khó vào giấc ngủ, ngủ rất ít, không sâu giấc và dậy rất sớm. Buổi sáng họ than phiền mệt mỏi, mất năng lượng nên không muốn làm gì. Họ chán ăn, ăn ít, mất cảm giác ngon miệng và sút cân. Ngoài ra, họ dễ nổi cáu, hay buồn vô cớ, lo lắng quá mức và có thể có ý định và hành vi tự sát.

Các triệu chứng này thường bền vững trong nhiều tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động, sinh hoạt của bệnh nhân, khiến chất lượng cuộc sống của họ rất thấp.

Để điều trị rối loạn thích với trầm cảm, cần kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và thuốc bình thần hoặc thuốc an thần mới. Thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng là sertralin và paroxetin. Hai thuốc này ít tác dụng phụ (chủ yếu là khô mồm, đắng miệng, đầy bụng, uể oải trong tuần đầu dùng thuốc), tác dụng điều trị xuất hiện tốt và bệnh nhân được cải thiện chỉ sau 2 - 3 tuần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải uống thuốc tối thiểu 6 tháng để có thể khỏi hẳn rối loạn này.

Các rối loạn tâm thần hậu COVID - Ảnh 3.

Biểu hiện của rối loạn thích ứng.

2.2. Rối loạn thích ứng với lo âu

Bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng quá mức không thể kiểm soát. Tình trạng lo âu này xuất hiện cả ngày (từ khi thức giấc đến khi ngủ), kéo dài nhiều tháng khiến cho cuộc sống của bệnh nhân bị thay đổi rất trầm trọng. Họ than phiền khó vào giấc ngủ, khó tập trung chú ý, khó ghi nhớ, rằng đầu óc trống rỗng, rất dễ mệt khi phải suy nghĩ.

Ngoài ra, họ còn có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như hồi hộp, đánh trống ngực, vướng ở cổ (hòn ở cổ), khô miệng, đầy bụng, cơn nóng bừng mặt hoặc lạnh buốt, mót đi tiểu (đái dắt), đi ngoài táo lỏng thất thường, run tay, căng cơ, đau mỏi vùng cổ, vai, gáy...

Để điều trị rối loạn thích ứng với lo âu, cần kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần mới. Thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng là sertralin và escitalopram. Hai thuốc này ít tác dụng phụ và dung nạp tốt. Tác dụng điều trị xuất hiện sau 4 - 8 tuần điều trị. Để tăng hiệu quả điều trị rối loạn thích ứng với lo âu, người ta phối hợp với một số thuốc an thần mới liều thấp (olanzapin, quetiapin, aripiprazol...). Bệnh nhân cần phải uống thuốc tối thiểu 12 tháng để tránh tái phát rối loạn này.

PGS. TS. Bùi Quang Huy Chủ nhiệm khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top