Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (cuối)
GiadinhNet - Câu hỏi đặt ra là: Vì sao mức sinh thấp lại được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm đến vậy? Mức sinh thấp trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ luỵ gì cho sự phát triển bền vững của quốc gia?
> Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (I)/ Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II)
Thông điệp đặc biệt
Trong một thông điệp đón chào Tết nguyên đán, Thủ tướng Singapore, ông Goh Chok Tong đã nói “mức sinh thấp là một mối quan tâm lớn” (của chính phủ) và ông kêu gọi người dân hãy có thêm con.
Tại Nhật Bản, đã từ lâu, các nhà hoạch định chính sách luôn lo lắng về mức sinh thấp của quốc gia mình tại đây, họ cũng thường xuyên tổ chức các chuyến đi nghỉ leo núi hay xuống biển cho những người độc thân với mong muốn họ có thể kết bạn, lập gia đình và có con (Financial Times, 2003).
Còn ở Hàn Quốc, Chính phủ đã mở hẳn một chiến dịch với slogan “Hãy có thêm một đứa trẻ” (Let’s Have One More Kid”). Seoul cũng mở rộng chính sách giảm thuế đối với những gia đình có trẻ nhỏ, đồng thời tăng cường việc hỗ trợ cho các trung tâm nuôi dạy trẻ để giúp các bà mẹ có thêm thời gian làm việc (Korea Herald, 2003).
Tại Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia (Office of National Statistics) kêu gọi phụ nữ nên có 3 con để giúp duy trì dân số nước Anh trong khoảng 59 triệu người (Daily Telegraph, 2003). Tại Italy, chính phủ sẽ tặng 1000 euros cho bà mẹ nào sinh được đứa trẻ thứ 2 trong năm 2004 (Reuters, 2003).
Tác động của mức sinh thấp
Mức sinh thấp tác động trực tiếp đến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và quy mô dân số. Ta có phương trình dân số đơn giản như sau: P(t 1) = Pt B – D M, trong đó, P(t 1) là tổng dân số của năm được tính, Pt là dân số năm gốc, B là số sinh, D là số chết và M là số di cư. Bất cứ sự biến động nào của bất cứ yếu tố nào trong phương trình trên đều tác động đến sự tăng hay giảm quy mô dân số.
Mức sinh là một yếu tố cấu thành của dân số. Qua các số liệu được phân tích tại kỳ 2 cho thấy, khi mức sinh quá thấp, không đủ sản sinh ra những đoàn hệ thay thế cha mẹ trong một thời gian dài đã tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và làm cho quy mô dân số của một loạt nước đang ngày càng bị thu hẹp.
Mức sinh thấp trong thời gian dài cũng sẽ có những tác động sâu sắc đến cơ cấu dân số. Đó là số người cao tuổi (65 ) ngày càng tiếp tục tăng lên trong khi số người được sinh ra ngày càng ít đi. Cùng với những thành tựu về khoa học, những ứng dụng kỹ thuật trong y học… tuổi thọ con người ngày một gia tăng càng làm cho tỷ trọng người già trong dân số chiếm số đông. Quốc gia đó sẽ có cơ cấu dân số già, siêu già. Tháp dân số của Nhật Bản năm 2050 dưới đây là một ví dụ điển hình.
Mức sinh thấp trong một thời gian dài và với việc chuyển đoàn hệ trong dân số sẽ làm cho dân số trong độ tuổi lao động-lực lượng chính tạo ra các của cải vật chất và sự phát triển của xã hội- sẽ ngày càng bị thu hẹp, trong khi tỷ lệ người già lại gia tăng nhanh chóng.
Một vấn đề quan trong không kém: Mức sinh thấp sẽ tác động đến di cư (đi và đến) và các chính sách di cư của chính phủ. Do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển trong nước, chính sách nhập cư của các quốc gia này buộc phải nới lỏng.
Hơn nữa, các quốc gia có mức sinh thấp cũng là những quốc gia phát triển với những chính sách ưu đãi về an sinh xã hội, giáo dục… đã là điểm đến đầy hấp dẫn đối với các dòng di cư từ các quốc gia đang phát triển.
“Các quốc gia ở châu Âu đã phụ thuộc vào người nhập cư để phát triển kinh tế trong một thời gian dài” (Hans-Peter Kohler, 2006). Năm 2000, Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm“dư cư thay thế” (Replacement migration) và đặt ra câu hỏi phải chăng dư cư thay thế như một sự cứu cánh cho các quốc gia có mức sinh thấp và dân số già?
Các nhà khoa học cũng đã đưa ra các con số khuyến cáo về số người nhập cư trong di cư thay thế hàng năm tại các quốc gia như: Châu Âu: 3,230 ngàn người, Mỹ: 360 ngàn người, Canada: 165 ngàn người, Nhật Bản: 650 ngàn người…
Rõ ràng rằng, đằng sau những con số khổng lồ về dòng người di cư là hàng loạt các vấn đề về an sinh xã hội, trật tự an ninh, quốc phòng mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt mà những vấn đề đó, một phần được khởi nguồn từ mức sinh quá thấp trong một thời gian quá dài.
Vì sự ổn định xã hội và phát triển đất nước
Như đã phân tích ở trên, do mức sinh thấp và kéo dài trong thời gian dài đã dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng, khiến cho những quốc gia này phải phụ thuộc nhất định vào lực lượng nhập cư mỗi năm để tham gia vào quá trình sản xuất, vận hành nền kinh tế đất nước.
Để thu hút lực lượng này, các chính sách về nhập cư buộc phải nới lỏng và các dịch vụ đi kèm để cung cấp cho người nhập cư như nhà ở, trường học, bệnh viện…. Dòng người di cư này cũng tạo nên những áp lực không nhỏ đối với các chính phủ nơi đến do những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, kỹ năng làm việc, cạnh tranh việc làm… và những khác biệt này có nguy cơ dẫn đến các xung đột. Tỷ trọng người già ngày càng tăng lên trong dân số, đòi hỏi các quỹ phúc lợi xã hội cho hưu trí, khám chữa bệnh cho người cao tuổi cũng tăng lên trong khi lực lượng tham gia lao động để tạo ra các giá trị thặng dư cho xã hội đang ngày càng thiếu hụt.
Với khác biệt của nền văn hoá Á Đông, đặc biệt là tại Trung Quốc, những đứa trẻ hiếm hoi được sinh ra và chăm sóc bởi 6 người lớn trong gia đình bao gồm 4 ông bà nội, ngoại và 2 bố mẹ mà các nhà nhân khẩu học gọi là “xã hội 4-2-1” (demographers call a "4-2-1" society-Phillip Longman, Foreign policy, 2010).
Những đứa trẻ được chăm sóc quá kỹ lưỡng bởi rất nhiều người trong gia đình, khi lớn lên dễ bị tổn thương, dễ nổi nóng và khó hoà nhập xã hội. “Ba mươi năm sau, khi lớn lên, làm thế nào để anh ta/chị ta có thể nuôi sống được 6 người lớn bao gồm 4 ông bà nội, ngoại, 2 bố mẹ và bản thân mình?” (Wendell Cox and Emma Chen, 2012).
Phân tích về tình trạng mức sinh ngày một thấp trong khi già hoá ngày một gia tăng với hơn nửa dân số thế giới sẽ bước vào tuổi 60 và chỉ 6% dưới 30 tuổi, Phillip Longman đã dự báo sẽ có một trận “sóng thần” (gray tsunami) càn quét qua hành tinh của chúng ta (Phillip Longman, Foreign policy, 2010).
Trên trang China.org.cn có bài viết cho rằng TFR thấp sẽ là “một cảnh báo nghiêm trọng” (a serious warning, 2011) cho các vấn đề dân số của Trung Quốc. Bài viết cũng cho biết rất nhiều học giả dự báo rằng TFR của Trung Quốc sẽ thấp hơn 1,5 và thậm chí đến 1,3- mức rất thấp (extremely low levels).
Để kết thúc bài viết này, vẫn cần nhấn mạnh một điều rằng, trên thế giới, vẫn còn rất nhiều vùng, quốc gia và thậm chí có cả một lục địa xanh về mức sinh cao nhưng cũng đã có rất nhiều vùng, quốc gia đạt được mức sinh thay thế và có mức sinh thấp. Tiếp tục giảm sinh và khuyến sinh vẫn là nhiệm vụ song hành của công tác dân số thế giới và điều quan trọng hơn cả là làm sao để dân số có chất lượng, ổn định và góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước, thế giới. |
Thạc sỹ Lương Quang Đảng
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...