Mức sinh thấp - Tác động và kinh nghiệm các nước trên thế giới (II)
GiadinhNet - Để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội.
Tổng tỷ suất sinh trên thế giới hiện nay là 2,5 con, mức sinh còn cao tại nhiều quốc gia, vùng, đặc biệt là châu Phi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có mức sinh quá thấp dưới 1,3 con, thậm chí 0,9 con .
Để có cái nhìn đa chiều về mức sinh trên thế giới, đặc biệt là mức sinh thấp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, bài viết dưới đây tiếp tục nhằm cung cấp thông tin tới bạn đọc về mức sinh hiện nay trên thế giới, các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học và một số vấn đề liên quan đến mức sinh thấp.
Như đã đề cập ở kỳ trước, mức sinh thấp xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới từ châu Phi (Mauritus với 1,5 con) đến Bắc Mỹ (Canada: 1,7 con) xuống các quốc đảo vùng Caribbean (Puerto Rico 1,6 và một loạt nước trong khoảng 1,7-1,8 con); Từ châu Á (với một loạt các nước vùng Đông Á, Đông Nam Á, Tây Á như Hàn Quốc (1,2), Singapore (1,2), Nhật Bản (1,4), Cyprus (1,6), Armenia (1,7)…) đến hàng loạt nước ở châu Âu (như Andorra (1,2) Latvia (1,3), Bosnia (1,3), San Marino (1,3)..).
Nỗi lo ngại của Châu Âu
![]() |
Theo Nhân dân nhật báo online (People’s Daily Online, 2011) thì khi TFR < 1,8 con là có vấn đề (về mức sinh và sự phát triển dân số); TFR <1,5 con: Có vấn đề nghiêm trọng; TFR < 1,35 con: Vấn đề trở lên cực kỳ nghiêm trọng. Các học giả phương Tây thì chia mức sinh thấp (TFR) thành các mức: 2,0-1,6 con; 1,6-1,3 con và mức 1,3 con trở xuống là mức thấp nhất.
Vào những năm cuối 1960 đầu 1970, châu Âu đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con) nhưng sau đó, mức sinh này không được duy trì ổn định mà ngày càng xuống thấp. Ngay từ năm 1971, Đức là quốc gia đầu tiên ở châu Âu có TFR ≤ 2,0 và những năm ngay tiếp theo đó là hàng loạt nước như: Thuỵ Sỹ (1972), Đan Mạch, Netherlands, Austria (1973), United Kingdom (1974)…. Việc mức sinh ở mức trên, dưới (xung quanh) mức sinh thay thế cũng không có gì đáng bàn nếu như không có hiện tượng mức sinh ngày càng tụt dốc. Năm 1993, Tây Ban Nha và Italy là những quốc gia đầu tiên có mức sinh thấp nhất (TFR = 1,3 con). Đến năm 1995, có thêm Bulgaria, Cộng hoà Czech, Latvia và Slovenia tham gia nhóm nước có TFR thấp nhất. Sau đó 7 năm (2002), tình trạng này không những không được cải thiện mà còn trầm trọng thêm, châu Âu đã có tới 17 nước có mức sinh thấp nhất (TFR<=1,3) (Council of Europe, 2003), ngoài ra còn chưa kể những nước có TFR gần 1,3 như: Đức (1,31), Liên bang Nga (1,32), Croatia (1,34), Andorra (1,36), Estonia (1,37), Switzerland (1,40)…
![]() |
Mặc dù là khu vực đạt được mức sinh thay thế sớm nhất thế giới (từ thập kỷ 1970) nhưng trải qua hơn 40 năm qua, mức sinh ở châu Âu ngày càng giảm và đến năm 2011 vẫn ở mức 1,6 con. Các đoàn hệ mới được sinh ra không đủ thay thế các đoàn hệ trước đã làm cho quy mô dân số của châu Âu ngày càng suy giảm.
Bảng 2: TFR các nước Châu Âu, 1980-2002
![]() |
Những cải thiện đáng kể
Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu của các nước phát triển (database of developed countries-INED) và “2011 the world population data sheet” thì mức sinh ở một số nước châu Âu đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm thê thảm năm 2002. Với sự nỗ lực của chính phủ, một loạt chính sách khuyến sinh được ban hành đã làm cho mức sinh của các quốc gia này được phục hồi, tuy vẫn ở mức dưới 2,0 con. Trải qua 21 năm (1980-2011) dân số châu Âu tăng 48 triệu người (năm 2011 là 740 triệu), trung bình mỗi năm tăng gần 2,3 triệu người.
Biểu 7: Dân số châu Âu, 1980-2010
![]() |
Mặc dù mức sinh có dấu hiệu khả quan ở hầu khắp châu Âu nhưng do đã qua hơn 40 năm, mức sinh luôn ở mức thấp nên quy mô dân số vẫn giảm so với trước tại một số nước như: Bosnia-Herzegovina, Croatia, Bulgaria, Hungary và toàn bộ Tây Âu (trừ Nga).
![]() |
Theo dự báo của Population Reference Bureau thì đến năm 2050, dân số của châu Âu chỉ còn 725 triệu người, tức bằng hơn nửa dân số Trung Quốc hiện nay. Như vậy, cũng khoảng 40 năm nữa (2011-2050) thì quy mô dân số châu Âu không những không tăng mà lại giảm đi 15 triệu người. Rất nhiều quốc gia ở châu Âu tiếp tục bị suy giảm về quy mô dân số. Có thể nói rằng, hơn 40 năm qua, châu Âu đã vật vã vực dậy mức sinh thấp nhưng cho tới 40 năm sau (tổng số hơn 80 năm), quy mô dân số của Châu Âu vẫn tiếp tục bị thu hẹp.
![]() |
Chọn hai nước có mức suy giảm quy mô dân số nhiều nhất là Ukraine và ít nhất là Bosnia-Herzegovina (tính đến năm 2050) để xem 100 năm nữa (từ 2010-2100) quy mô dân số của những nước này ra sao. Điều đáng tiếc là theo dự báo của Liên hợp quốc (theo phương án trung bình-màu đỏ) thì trong khoảng 100 năm nữa, quy mô dân số của 2 nước này vẫn tiếp tục giảm, thậm chí là đến mức thê thảm so với năm 2050.
![]() |
Đông Á cùng chung cảnh ngộ
Cùng với châu Âu thì khu vực Đông Á cũng có TFR thuộc hàng thấp nhất thế giới (chỉ đứng sau Nam Âu) với 1,5 con. Tại khu vực này, Đài Loan hiện có TFR thấp nhất thế giới với 0,9 con. (Nếu không tính Mông Cổ, do chưa đạt mức sinh thay thế, thì TFR của khu vực này chỉ còn 1,31 và là khu vực có mức sinh thấp nhất thế giới)
![]() |
Nếu như châu Âu đạt được mức sinh thay thế vào những năm 1970 thì Đông Á phải chờ đến những năm cuối 1980 đầu 1990 (Bhakta Gubhaju, 2007) (Nhật Bản đạt mức sinh thay thế từ rất sớm vào những năm cuối 1950, đầu 1960- The emergence of very low fertility in Japan…, nhiều tác giả, 2006). Tuy nhiên, mức sinh sau đó đã giảm đi một cách nhanh chóng và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
![]() ![]() |
Có thể thấy rằng, để đạt được mức sinh thay thế đã khó nhưng duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào não trạng suy giảm mức sinh lại còn khó gấp bội. Gần nửa thế kỷ qua đi, châu Âu và một số quốc gia Đông Á vẫn đang ra sức khuyến sinh mà chưa đưa được kết quả như mong đợi: Mức sinh còn thấp và quy mô dân số tiếp tục ngày càng thu hẹp. |
Thạc sỹ Lương Quang Đảng

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.