Năm 2018, Lai Châu triển khai thí điểm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại 3 cơ sở y tế
GiadinhNet – Việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt là tại các cơ sở y tế là cần thiết để đạt mục tiêu 90 -90 -90 và chấm dứt AIDS vào năm 2030 của Việt Nam nói chung và Lai Châu nói riêng.

Cán bộ Trạm y tế xã Mường Cang, huyện Than Uyên (Lai Châu) tuyên truyền nhân dân trong xã về các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV.
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan HIV tại cơ sở y tế đang được xác định là một trong những rào cản quan trọng nhất, khiến người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV không tiếp cận các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Năm 2018, tỉnh Lai Châu cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại 3 cơ sở y tế.
Đối với tỉnh Lai Châu, công tác phòng chống HIV/AIDS được triển khai một cách toàn diện từ truyền thông, can thiệp, điều trị Methadone, dự phòng lây truyền mẹ con, tư vấn, xét nghiệm… Tính đến ngày 30/6/2018 lũy tích nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 3.258 trường hợp, trong đó số nhiễm HIV được phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2018 là 74 trường hợp, lũy tích số người tử vong do AIDS là 1.460 người, tỷ lệ nhiễm HIV còn sống là 1.707 trường hợp, số có mặt ở địa phương là 1.526 trường hợp. Như vậy số người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được quản lý và tiếp cận các dịch vụ điều trị vẫn còn. Một trong những nguyên nhân mà người nhiễm HIV/AIDS chưa tiếp cận chương trình điều trị là sự tự kỳ thị của người nhiễm, sự kỳ thị và phân biệt đối xử xuất phát từ các cơ sở y tế. Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại cơ sở y tế đang được xác định là một trong những rào cản lớn để người có hành vi có nguy cơ cao, người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử trong cơ sở y tế: Nhân viên y tế muốn biết ai nhiễm HIV để họ cẩn trọng hơn; sợ bị lây nhiễm HIV; một số nhân viên y tế cảm thấy rằng họ có quyền biết ai là người nhiễm HIV, coi như là cách để bảo vệ bản thân họ không bị phơi nhiễm HIV…
Các loại hình dễ phát sinh kỳ thị và phân biệt: Xét nghiệm HIV thường quy trước khi tiến hành phẫu thuật; nhân viên y tế liền lúc mang hai gang tay khi cung cấp dịch vụ thường quy cho các bệnh nhân nhiễm HIV; hồ sơ bệnh án hoặc giường bệnh bị đánh dấu làm lộ tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân hoặc quần áo bệnh viên có màu khác; nhân viên y tế y tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân cho người khác mà chưa được sự đồng ý của bệnh nhân; chuyển bệnh nhân nhiễm HIV về tuyến cơ sở mà không tham vấn ý kiến của bệnh nhân; làm xét nghiệm HIV và sử dụng thêm găng tay và khẩu trang để đỡ đẻ cho phụ nữ nhiễm HIV; giặt quần áo của bệnh nhân nhiễm HIV hoặc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm với bệnh nhân nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao.
Theo ông Trịnh Hồng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu, Chương trình giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ sở y tế được triển khai thí điểm tại 3 cơ sở trên địa bàn tỉnh như Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế Tam Đường, Trung tâm Y tế huyện Than Uyên. Trong đó, sẽ triển khai các hoạt động như tuyên truyền đến người thân, cộng đồng không được kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS; thành lập các nhóm CBO (nhóm tổ chức dựa vào cộng đồng) để vận động, tư vấn người nhiễm tham gia điều trị; phối hợp với các cơ quan báo đài tuyên truyền về chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV...
Ngày 26/12/2017 Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BYT về việc tăng cường hoạt động giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành căn cứ vào hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức triển khai các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV theo kế hoạch được phê duyệt.
Tổ chức tập huấn về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, dự phòng chuẩn trong các cơ sở y tế cho các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; rà soát lại các quy trình cung cấp dịch vụ dễ phát sinh kỳ thị và phân biệt đối xử liên đến HIV trong các cơ sở y tế như quy trình xét nghiệm HIV và trả kết quả xét nghiệm; quy trình khám bệnh, chữa bệnh; quy trình lưu trữ hồ sơ, bệnh án; quy trình bảo mật thông tin cá nhân người bệnh, qua đó điều chỉnh cập nhật cac quy trình để trành kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Xây dựng và phổ biến bộ quy tắc thực hành về chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS hoặc lồng ghép các nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khuyến khích sự tham gia vào các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế. Đồng thời, theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế; định kỳ đánh giá và sơ kết, tổng kết để làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
TA (th)

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 2 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 2 ngày trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 4 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 4 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 tuần trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.