Nắm đất nghĩa trang liệt sĩ trở thành bản đồ “Hồn thiêng đất Việt”
GiadinhNet - Sau nhiều năm rong ruổi trên chiếc xe máy cũ kĩ cùng với hành trang đơn sơ, nghệ nhân Võ Văn Hải đã đi khắp 63 tỉnh, thành để mang những nắm đất nghĩa trang về làm nên bản đồ “Hồn thiêng đất Việt”. Bên cạnh đó, ông còn sáng tạo ra “Bộ tem gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam” được sách kỷ lục Việt Nam xác nhận.

Tấm bản đồ “Hồn thiêng đất Việt” được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Từ chàng trai bán bóng trở thành nghệ nhân
Dạo một vòng quanh Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nghệ nhân Võ Văn Hải (SN 1955, tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang) vừa kể về cuộc đời mình, vừa chỉ cho chúng tôi xem những tác phẩm mà ông coi đó là một phần hơi thở.
Ông sinh ra và lớn lên tại vùng quê Tiền Giang trong gia đình nông dân có 11 người con. Năm 1972, học chưa hết tú tài, ông đã vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề đạp xe ba gác.
Sau ngày giải phóng, tuy gia đình và công việc đã ổn định nhưng tận sâu trong lòng luôn thôi thúc ông bước chân đến nhiều vùng đất để khám phá những điều mới mẻ. Đến năm 1986, ông đưa cả gia đình đến sinh sống và lập nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk. Với chiếc xe đạp cà tàng, ông rong ruổi khắp các nẻo đường để bán bong bóng dạo. Đến mỗi vùng miền, ông đều ghi chép lại những chuyện hay, món ngon vật lạ…
Mặc dù chỉ từ một người bán bong bóng hè phố nhưng bằng sự khéo léo, đam mê sáng tạo, khao khát chinh phục cái đẹp nên ông đã trở thành nghệ nhân sáng tạo ra nhiều tác phẩm đặc sắc.
Tuy nhiên, tận sâu trong thâm tâm ông luôn muốn làm điều gì đó cho đất nước Việt Nam. Ông nhớ lại những ngày chiến tranh, nhiều anh hùng đã phải đổ máu, hy sinh để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Có những người được gia đình tìm thấy đưa đi chôn cất, còn có những người phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, máu họ thấm vào sâu trong lòng đất. Những nỗi đau của biết bao gia đình từ Bắc vào Nam đã thôi thúc ông thực hiện tấm bản đồ “Hồn thiêng đất Việt” để tạo niềm tin cho những bà mẹ Việt Nam, an ủi những người phụ nữ có con, có chồng ra đi mà không bao giờ trở về. Đồng thời, giúp cho những người con của các anh hùng liệt sĩ, thế hệ trẻ thấy được sự hy sinh cao cả của ông cha để từ đó nỗ lực, cố gắng hơn.
Ý tưởng đó ông cứ âm thầm giữ gìn. Sau đó, ông đã làm tờ trình gửi các cơ quan chức năng để cho ông được đi đến 63 tỉnh, thành và 4 đảo (Phú Quốc, Lý Sơn, Trường Sa và Côn Đảo) xin tiếp nhận đất ở các nghĩa trang liệt sĩ về làm bản đồ.
Ngày 1/11/2011, sau khi được sự đồng ý của các cơ quan chức năng, ông Hải bắt đầu cuộc hành trình từ Đắk Lắk chỉ với một chiếc xe máy cũ, vài bộ quần áo, công văn của các cơ quan có thẩm quyền và chiếc thùng làm bằng thiếc để đựng đất. Ông đến các nghĩa trang liệt sĩ và tìm những ngôi mộ vừa được di dời để lấy 2kg đất, rồi bọc cẩn thận vào túi.

Chiếc xe máy luôn rong ruổi cùng nghệ nhân Võ Văn Hải trên mọi nẻo đường Tổ quốc.
Do kinh phí tự túc nên những bữa cơm đạm bạc, vội vàng và những giấc ngủ chập chờn là điều không tránh khỏi đối với ông. Tuy nhiên, sự nổ lực cố gắng của ông chỉ mới được 1/3 chặng đường đã phải tạm hoãn lại, bởi đầu tháng 1/2012, ông phải chịu những cơn đau từ bệnh tật và cạn kiệt kinh phí.
Đến giữa năm 2013 khi sức khỏe ổn định dần, ông tìm đến một số Mạnh thường quân nhờ hỗ trợ kinh phí nhưng đều nhận lại những cái lắc đầu. Bên cạnh đó, gia đình cũng kịch liệt phản đối trước những dự định của ông. Thế nhưng không gì có thể ngăn được sự quyết tâm và nghị lực phi thường của ông. May mắn, ông được Trụ trì của chùa Hoa Lâm hỗ trợ 60 triệu đồng để hoàn thành nốt chặng đường còn dang dở.
Mãi đến ngày 20/5/2014, sau nhiều năm vất vả, đầy gian khổ, ông Hải đã hoàn thành việc lấy đất ở các nghĩa trang. Lúc này ông chỉ biết vỡ òa hạnh phúc vì công sức mình bỏ ra cuối cùng cũng đến hồi kết. Khi về Đắk Lắk, ông tìm mua gỗ sao làm nền và gỗ căm xe làm viền cho bản đồ. Trên mặt gỗ sao biểu tượng cho sự tỏa sáng, ông khắc 54 ô vuông, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Sau đó, ông lấy đất của từng tỉnh, thành đắp lên các tỉnh tương ứng.
Qua 2 tháng lắp ráp, đến ngày 25/7/2014, ông Hải đã hoàn thành 3 tấm bản đồ “Hồn thiêng đất Việt” với kích thước khác nhau. Trong đó, tấm bản đồ nhỏ nhất được chuyển ra Trường Sa với mong muốn hướng về biển đảo, một tấm được đặt tại chùa Hoa Lâm với mong muốn “quốc thái dân an” và tấm bản đồ lớn nhất được đưa vào Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk để bảo quản, trưng bày.
Bộ tem gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam

“Bộ tem bằng gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam” được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục. Ảnh: Đức Huy
Sau khi hoàn thành tấm bản đồ “Hồn thiêng đất Việt”, ông Hải không nghỉ ngơi mà lại tiếp tục hành trang để tìm tòi làm bộ tem 54 dân tộc bằng gỗ. Dựa trên bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” do Bộ Bưu chính - Viễn thông phát hành ngày 30/8/2005, nghệ nhân Võ Văn Hải đã mô phỏng để xây dựng nên bộ tem trên nền gỗ, mặt tem được khắc bằng bút lửa.
Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu, tháng 6/2013, khi tất cả công tác chuẩn bị đã hoàn tất, ông Hải chính thức bắt tay khắc họa bộ tem. Loại gỗ được ông lựa chọn để phục vụ cho việc khắc họa bộ tem là gỗ bạch tùng và gỗ dừa để nhắc ông luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng bút lửa để khắc họa bộ tem rất khó, yêu cầu người sử dụng phải cẩn thân, tỉ mỉ và có kĩ thuật điêu luyện nên nhiều lần ông ngậm ngùi nhìn tác phẩm của mình bị hư hỏng. Nhưng không nản lòng, với niềm say mê nghệ thuật và ước mơ hoàn thiện tác phẩm, ông tiếp tục thực hiện. Sau 3 tháng miệt mài, bộ tem 54 dân tộc Việt Nam đã được hoàn thành với những hình ảnh mộc mạc, gần gũi như: Tà áo dài truyền thống, những chiếc cồng chiêng, căn nhà Rông...
Bộ tem không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn ẩn chứa mối tình anh em khăng khít của 54 dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ những nét độc đáo có một không hai này, bộ tem đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục “Bộ tem bằng gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”.
Không chỉ riêng bộ tem được xác nhận kỉ lục Việt Nam, mà nhiều tác phẩm của ông như: Cuốn sách duy nhất có bìa bằng nụ cây cà phê, cuốn sách gỗ về anh hùng dân tộc Trương Định với 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp… cũng được ghi nhận và mọi người biết đến.
Nói về dự định sau này của mình, nghệ nhân Võ Văn Hải cho hay, hiện bản thân chưa có ý định gì cho tương lai, bởi theo ông nghệ thuật là sự tìm tòi, khám phá tìm ra cái đẹp, độc đáo… Ông tâm sự: “Bản thân tôi là nghệ nhân dân gian nên sau này tôi vẫn sẽ sáng tạo nên những tác phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống, con người quê hương đất nước”.
Vừa qua tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Tây Nguyên trong trái tim tôi” của nghệ nhân Võ Văn Hải. Ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho hay, thông qua buổi trưng bày lần này Bảo tàng mong muốn giới thiệu đến công chúng những tác phẩm đặc sắc được làm từ gỗ, mang tâm hồn, cốt cách Tây Nguyên. Đồng thời, đây cũng là dịp tri ân đối với nghệ nhân Võ Văn Hải về những đóng góp của ông cho mảnh đất Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Đức Huy

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 3 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?