Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Suốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.
Nguyễn Tất Minh (quê Triệu Sơn, Thanh Hóa) là cậu học trò từng được nhiều người biết tới với tình bạn đẹp trong câu chuyện “10 năm được bạn cõng tới trường”. Từ lúc lọt lòng, Minh bị dị tật, đôi chân và một tay co quắp, càng lớn càng teo lại. Thấy bạn không thể đi lại, Ngô Văn Hiếu đã tình nguyện “thay đôi chân”, cõng bạn đến trường suốt 10 năm.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Minh trúng tuyển ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, còn Hiếu cũng trở thành sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Cũng kể từ đó, hai người bạn bắt đầu phải sống xa nhau.
Không còn được bạn thân đồng hành tới trường, Minh cho biết, em sớm phải học cách thích nghi và tự khắc phục khó khăn. Vào trường, Minh được sắp xếp cùng phòng ký túc xá với Quân – một người bạn mắc chứng xương thủy tinh, 12 năm được bố mẹ đưa đi học. Bốn người gồm hai sinh viên, hai phụ huynh được ban quản lý sắp xếp trong một căn phòng rộng hơn 25m2, cùng ăn uống, sinh hoạt giống như một gia đình.

Đôi bạn cõng nhau suốt 10 năm.
Nhà trường khi biết hoàn cảnh của Minh đã cùng doanh nghiệp dành tặng em một chiếc xe lăn. Để thuận tiện cho việc đi lại, phòng của Minh cũng được bố trí ở tầng 1 với lối đi riêng được thiết kế độ dốc vừa phải, giúp xe lăn có thể lên được.
Đồng hành cùng Minh trong suốt 4 năm đại học còn có bố. Trong suốt 4 năm qua, bố em – ông Nguyễn Tất Mây cũng bỏ công việc ở quê để lên Hà Nội chăm con. Ban đầu, ông Mây xin làm công việc bơm nước cho ký túc xá trường. Sau này, ông trở thành bảo vệ của một quán cà phê gần ký túc xá để có thêm thu nhập, vừa tiện chăm sóc con.
“Trước đó, bố từng bị tai nạn ngã gãy chân khi làm thợ khai thác đá nên sức khỏe giảm sút. Những công việc này phù hợp với bố, lại không phải phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi đi làm thuê trong công ty giày da của mẹ”, Minh kể.
Những ngày bố không thể đưa tới lớp, Minh tự đi xe lăn điện tới trường rồi nhờ các bạn cõng lên nếu học ở tầng cao. Cũng có hôm, các bạn học tới tận phòng để đưa em đi học. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, Minh có thể lên lớp học bình thường mà không nghỉ bất cứ buổi nào.

Minh và bố ở ký túc xá.
Dẫu vậy, nhớ lại quãng thời gian đầu khi mới vào đại học, môi trường khác hoàn toàn so với thời phổ thông, Minh cũng gặp nhiều khó khăn khi lượng kiến thức rộng, trong khi sinh viên phải tự học, tự tìm kiếm tài liệu.
Học kỳ đầu tiên, nhiều môn nam sinh đạt kết quả chưa tốt. Để giành được bằng loại giỏi khi ra trường, Minh dần thay đổi cách học. Em học kỹ từng phần và làm nhiều bài tập, sau đó tự tìm kiếm đề trên mạng để ôn luyện. Ngoài ra, Minh cũng học theo nhóm bạn trên thư viện, nhờ đó dần cải thiện điểm số qua các kỳ.
“Xung quanh em có nhiều người bạn học rất giỏi. Đó là động lực để em cố gắng mỗi ngày”, Minh nói.

Tất Minh cùng bạn học.
Với các môn chuyên ngành phải học trên máy tính nhiều, thời gian đầu Minh chỉ dùng được một tay nên gõ phím chậm hơn các bạn. Sau đó, nam sinh phải dành thời gian tập luyện để gõ quen bằng một tay, thi thoảng dùng tay còn lại để nhấn một vài phím hỗ trợ.
Sau 4 năm đại học, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, điều khiến Minh tiếc nuối nhất là không thể tham gia các hoạt động đoàn, đội hay câu lạc bộ của trường do hạn chế về di chuyển. Dẫu vậy, Minh cũng có thêm thời gian để tự học và trau dồi chuyên môn
Đại diện phòng công tác sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, việc Tất Minh tốt nghiệp đại học bằng giỏi cho thấy “nghị lực có thể giúp vượt qua mọi giới hạn”.
Sau khi tốt nghiệp, Minh đã trở về quê nhà và mong muốn tìm được việc đúng chuyên ngành tại Thanh Hóa. Theo Minh, công nghệ thông tin cập nhật nhanh và thay đổi từng ngày. Do đó, bản thân phải trau dồi liên tục để bắt kịp các công nghệ mới. Minh cũng dự định sẽ học thêm về AI để gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'
Giáo dục - 2 giờ trướcTrường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi
Giáo dục - 15 giờ trướcGĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcCác trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcTheo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top
Giáo dục - 1 ngày trướcNam sinh Nguyễn Mạnh Đức (lớp 9A3 Trường THCS Dịch Vọng Hậu) - từng được biết đến với việc đưa em gái đến trường thi, nhờ các tình nguyện viên trông hộ để thi vào lớp 10 - đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo Luật Nhà giáo 2025, từ 1/1/2026, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Cách xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội sau khi trúng tuyển
Giáo dục - 2 ngày trướcSở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn thí sinh và phụ huynh cách đăng ký và xác nhận nhập học sau khi trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.

Hai anh em song sinh giành ngôi thủ khoa, á khoa trường chuyên Hạ Long
Giáo dục - 3 ngày trướcAnh em song sinh Đỗ Tùng Lâm và Đỗ Tuấn Lâm (TP Hạ Long, Quảng Ninh), vừa xuất sắc giành vị trí thủ khoa và á khoa chuyên Lý của Trường THPT chuyên Hạ Long. Khi biết tin này, bố mẹ cặp song sinh quá bất ngờ vì từng lo một trong hai con không đỗ.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí
Giáo dụcGĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.