Nam sinh châu Phi tại ĐH Bách khoa gây sốt với vai diễn "Đào, phở và piano"
Oraiden Manuel Sabonete (Châu Phi), sinh viên năm thứ ba, ngành kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa Hà Nội bất ngờ nổi tiếng vì vai diễn trong bộ phim "Đào, phở và piano".
Diễn nhiều lần dù cảnh phim xuất hiện chỉ khoảng 5 giây
Trong phim, Oraiden vào vai người lính Pháp. Dù chỉ tham gia vào một vai nhỏ trong phim "Đào, phở và piano" nhưng Oraiden Manuel Sabonete vẫn cảm thấy vui và hài lòng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí nam sinh cho biết, em tham gia bộ phim này vào khoảng năm 2022-2023.
Trong phim, em vào vai người lính Pháp. Mặc dù biết chút ít tiếng Pháp và không có nhiều câu thoại nhưng Oraiden vẫn hài lòng.
Cũng theo Oraiden, việc quay và đóng phim không hề dễ dàng với một sinh viên "tay ngang" như em. Theo quan sát của em, các diễn viên từ quần chúng đến vai chính, khi quay bộ phim này đều thực hiện rất nhiều công việc.
"Để có bộ phim ra rạp hoàn hảo như mọi người đang xem, em thấy đó là sự kết hợp của nhiều người, từ đạo diễn, diễn viên, nhà biên đạo múa, trợ lý, nhà sản xuất, và nhiều người khác.
Bản thân dù vào vai diễn nhỏ, có những cảnh chỉ kéo dài khoảng 5 giây nhưng em và các bạn diễn phải diễn đi diễn lại nhiều lần vì không đạt được kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên, đạo diễn và tất cả mọi người đều rất kiên nhẫn với chúng em để phân cảnh phim được hoàn thành", Oraiden Manuel Sabonete cho hay.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, Oraiden cho biết, sau khi phim được công chiếu dịp Tết vừa rồi, đặc biệt sau khi thông tin vai diễn của em được đưa lên mạng xã hội ngày hôm qua, em rất bất ngờ vì chỉ sau một đêm, có hàng trăm người gửi lời mời kết nối trang cá nhân face book.
"Em rất cảm ơn người Việt vì sự quan tâm, thân thiện và những tình cảm tốt đẹp này. Thật tiếc vì em không thể đồng ý làm bạn với tất cả do danh sách bạn bè của Facebook bị giới hạn và hiện đã quá tải", Oraiden chia sẻ.
Nam sinh châu Phi yêu sử Việt
Được biết trước khi sang Việt Nam, Oraiden là sinh viên năm 2 ngành máy tính, Trường ĐH Lurio University - Faculty of Engineering and Natural Sciences, một trong những trường top đầu về khoa học kỹ thuật và khoa học tự nhiên ở Mozambique.
Nhà Oraiden đông con, bố làm kỹ sư, mẹ y tá. Bố mẹ Oraiden ly hôn từ khi cậu còn bé. Oraiden ở với mẹ.
Bố mẹ Oraiden sau này đều bận bịu gia đình riêng với những đứa con, nên ngay từ nhỏ, cậu bé đã rất tự lập.
Cậu rất yêu và chăm sóc các em, còn tự đặt trách nhiệm sau này đi làm có tiền, giúp các em có điều kiện phát triển hơn mình.
Gia đình không đủ chi phí học tập cho Oraiden nên biết thông tin có học bổng chính phủ du học Việt Nam, cậu đăng ký ngay.
"Em rất thích môn lịch sử. Em từng biết đến Việt Nam qua trang sách lịch sử của Mozambique. Ấn tượng của em lúc đó về Việt Nam là tinh thần chống giặc ngoại xâm anh dũng, kiên cường", Oraiden nhớ lại.
Đặc biệt, Việt Nam và Mozambique đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1975 nên em luôn ước ao một lần được đặt chân tới đất nước này.
Sang Việt Nam, Oraiden học tiếng Việt 1 năm tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên. Mặc dù vẫn chưa sõi tiếng Việt nhưng em vẫn "khăn gói" đến Đại học Bách khoa Hà Nội học tập.
Vượt qua kỳ thi ngôn ngữ với 10 điểm nói, Oraiden chọn ngành kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa Hà Nội vì những kiến thức học được tại đây rất cần thiết để xây dựng nền công nghiệp năng lượng ở Mozambique.
Những buổi học đầu tiên thật sự căng thẳng với Oraiden. Hạn chế về ngôn ngữ vốn chỉ đủ để giao tiếp khiến cậu không hiểu những gì thầy cô giảng. Những ngày đầu, em nói tiếng Việt loạn lên, nhầm hết các loại dấu huyền, sắc, hỏi, nặng.
Ở Mozambique, Oraiden đã học môn giải tích nhưng khi sang Việt Nam, cậu thấy các môn học này gần như mới.
Ngày thi một số môn như đại số, xác suất thống kê, vật lý đại cương…, có khi hết giờ, cậu còn chưa hiểu đề thi hỏi gì. Thậm chí một số môn đại cương, Oraiden phải học lại.
Khi thấy nản, em gọi điện thoại cho bố. Bố em động viên "con cố lên". Mỗi lần cảm thấy mình sắp "buông", em lại lên facebook, thấy những người bạn ở quê hương tỏ ý khâm phục mình, muốn noi gương để vươn lên, em lại quyết tâm theo đuổi việc học tập. Ngoài học ở trường, nam sinh dành 3-4 tiếng mỗi ngày để tự học.
Sinh viên Tây đạt điểm tối đa môn kinh tế chính trị Mác - Lênin
Vượt qua rào cản về ngôn ngữ, Oraiden cũng có một số môn đạt điểm tuyệt đối, chẳng hạn môn kinh tế chính trị Mác - Lênin.
"Sở dĩ em được 10 điểm môn học được cho là "khó nhằn" với cả người Việt vì em đam mê môn lịch sử của Việt Nam. Em đã dành rất nhiều thời gian "cày ngày, cày đêm" để học, ôn thi cùng các bạn và thầy cô.
Vượt qua những điều tò mò ban đầu, em quyết tâm tìm hiểu sâu hơn môn lịch sử Việt Nam mà mình rất yêu thích. Chính điều đó đã giúp em đạt điểm tuyệt đối", Oraiden nói với phóng viên Dân trí.
Sang năm thứ hai, Oraiden cùng nhóm bạn tham gia nghiên cứu khoa học với đề tài "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Mozambique từ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Đề tài này của nhóm Oraiden có hai bài báo được công bố trên tạp chí khoa học và được Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng Đại sứ quán Mozambique tại Việt Nam xác nhận về tính ứng dụng.
Đề tài cũng giúp nhóm Oraiden đạt giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp đại học năm 2021 và được đề xuất tham gia Giải thưởng Khoa học Công nghệ cấp Bộ.
Sản phẩm dự thi với chủ đề "Ý nghĩa đường lối ngoại giao cây tre của Đảng trong ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống" mới đây của Oraiden và cộng sự cũng đoạt giải nhất thể loại tạp chí và giải nhì thể loại video của Thành ủy Hà Nội. Bài tạp chí sau đó đạt giải triển vọng tại vòng chung khảo toàn quốc.
Cuối tháng 10 vừa qua, Oraiden cùng hai sinh viên Lào và Campuchia đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội dự cuộc thi hùng biện tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Trong phần thi của mình, Oraiden nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mozambique, con đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc Viettel đã đến phủ sóng các vùng nông thôn ở quê hương Mozambique.
Bộ phim "Đào, phở và piano" là dự án được đạo diễn và viết kịch bản bởi NSƯT Phi Tiến Sơn, do nhà nước đầu tư với mức kinh phí 20 tỷ đồng. "Đào, Phở và Piano" lấy bối cảnh trận chiến đông xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 21 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 23 giờ trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 2 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 2 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 3 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.